Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho sai lầm ngoại giao nghiêm trọng?

23:26 | 31/07/2012

1,704 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đến năm 2016, kinh tế Trung Quốc dự kiến chiếm một tỷ trọng lớn hơn Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu, nếu tính theo thuyết giá sức mua tương đương (PPP). Sau nhiều thập niên khi có được một vị thế địa chính trị, Trung Quốc dường như sắp để tuột mất vị thế này vào đúng thời điểm họ cần nhất.

Việc khiến Hội nghị ASEAN 45 không thể đưa ra tuyên bố chung có thể khiến Trung Quốc mất đi 20 năm tích lũy thiện chí

 

Trung Quốc đã bắt đầu mắc những sai lầm ngoại giao nghiêm trọng. Khi Nhật Bản nhượng bộ sức ép của Trung Quốc và thả một tàu đánh cá của Trung Quốc vào tháng 9/2010, Bắc Kinh lại yêu cầu Nhật Bản xin lỗi. Tương tự, sau khi đạn pháo của Triều Tiên làm thiệt mạng những người dân thường Hàn Quốc vào tháng 11/2010, Trung Quốc hầu như im lặng. Trung Quốc cũng khiến Ấn Độ tức giận khi từ chối cấp thị thực cho những quan chức cao cấp Ấn Độ. Mặc dù quan hệ hai nước đã "ấm" trở lại sau các cuộc gặp giữa hai Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Manmohan Singh, nhưng các khiêu khích không cần thiết như vậy đã để lại dư âm "không đáng tin cậy" tại Ấn Độ.

 Tất cả những sai lầm trên đều là vụn vặt so với những gì Trung Quốc vừa làm với ASEAN hồi đầu tháng 7 vừa qua. Lần đầu tiên trong 45 năm qua, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM) không nhất trí được một tuyên bố chung, bề ngoài là do Chủ tịch đương nhiệm ASEAN là Campuchia không muốn tuyên bố này đề cập đến những tranh chấp song phương tại Biển Đông, nhưng cả thế giới và các nước ASEAN khác đều coi lập trường của Campuchia là hậu quả của sức ép lớn từ Trung Quốc.

  Chiến thắng của Trung Quốc phải trả giá đắt. Họ đã thắng khi khiến ASEAN không thể đưa ra tuyên bố chung, nhưng lại có thể mất đi 20 năm tích lũy thiện chí. Quan trọng hơn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây đã tính toán rằng một ASEAN mạnh và thống nhất sẽ cung cấp vùng đệm có giá trị chống lại bất kỳ chiến lược bao vây nào của Mỹ. Giờ đây, bằng việc chia rẽ ASEAN, Trung Quốc đang tạo cho Mỹ cơ hội địa chính trị tốt nhất trong khu vực.

 Có thể không công bằng nếu buộc các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về sự rạn nứt của ASEAN, nhưng thực tế trên đã hé lộ sự hoạch định chính sách yếu kém hiện nay của Trung Quốc. Đường lưỡi bò mà Trung Quốc đã vẽ tại Biển Đông chỉ là trách nhiệm địa chính trị nặng nề mà Bắc Kinh phải gánh vác. Bắc Kinh đã không khôn ngoan khi đính kèm một bản đồ để phản đối một đệ trình chung của Việt Nam và Malaysia lên Ủy ban Liên Hợp Quốc về những giới hạn của thềm lục địa vào tháng 5/2009. Đó là lần đầu tiên Trung Quốc đính kèm bản đồ vào một văn bản chính thức gửi Liên Hợp Quốc và khiến một số thành viên ASEAN cực kỳ quan ngại. Bằng việc đưa ra đường lưỡi bò, Trung Quốc đã tự rơi vào tình huống không thể chiến thắng do họ khó có thể bảo vệ bản đồ này theo luật pháp quốc tế.

  Thách thức đối với thế giới hiện nay là Trung Quốc đang trở thành đa nguyên về chính trị: không nhà lãnh đạo nào đủ mạnh để đưa ra những nhượng bộ đơn phương khôn ngoan. Sau khi tiến trình chuyển tiếp lãnh đạo được hoàn tất vào tháng 11 tới, chính quyền mới của ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường sẽ cần thời gian để ổn định. Tuy nhiên, Mỹ đang thức dậy, phần còn lại của thế giới cũng sẽ thức dậy vào năm 2016. Câu hỏi lớn sẽ là liệu vị thế địa chính trị của Trung Quốc khi họ là nền kinh tế lớn nhất thế giới có bằng như khi họ là nền kinh tế lớn thứ hai hay không?

Nh.Thạch (Theo Project syndicate) 

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps