Trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm việc tại 5 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

19:52 | 17/10/2014

546 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong các ngày từ 14 đến 17/10, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do ông Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương dẫn đầu có chuyến làm việc tại các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khảo sát một số mô hình kinh tế và tham dự Hội thảo chuyên đề "Liên kết vùng đồng bằng Sông Cửu Long gắn với tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng" tại TP. Cần Thơ.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm việc tại 5 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ làm việc tại tỉnh Bạc Liêu

Nội dung làm việc của đoàn công tác là đánh giá những kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của các tỉnh trên nhiệm kỳ 2010-2015 và tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng 2014. Đồng thời, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trọng tâm là tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; tình hình thực hiện Kết luận 56 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 9 tháng năm 2014 tại các địa phương.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm việc tại 5 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ làm việc với tỉnh Sóc Trăng

Theo báo cáo của lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, kinh tế của 4 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long tăng trưởng ổn định và duy trì ở mức cao; 9 tháng năm 2014 (GDP) của các tỉnh tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2013; các ngành, lĩnh vực sản xuất chính đều có tốc độ tăng trưởng khá so cùng kỳ; lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, giải quyết việc làm cho người dân. Về tình hình thực hiện tái cơ cấu kinh tế, hầu hết các tỉnh đã ban hành Kế hoạch tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và đang tiếp tục hoàn thiện các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực sản xuất.Từng bước thực hiện chuyển dịch từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, sản xuất có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, có năng suất và giá trị gia tăng cao. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả bước đầu, tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể…

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cùng Đoàn công tác cũng đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện của Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh thuộc các nội dung trên, đồng thời gợi mở, xác định một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh trong nhiệm kỳ tới (2015-2020). Kết quả của buổi làm việc với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long sẽ giúp cho Ban Kinh tế Trung ương có thêm những số liệu, luận cứ thực tiễn trong quá trình nghiên cứu, tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế- xã hội; đóng góp vào việc xây dựng báo cáo và văn kiện Đại hội XII của Đảng.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm việc tại 5 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ làm việc với Tỉnh ủy Trà Vinh

Tại buổi làm việc, Thường trực tỉnh ủy các tỉnh trên đã kiến nghị Ban Kinh tế Trung ương đề xuất với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành tăng cường đầu tư, hỗ trợ vốn cho các tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số công trình, dự án trọng điểm, cấp bách trên địa bàn; có chính sách hỗ trợ đối với tỉnh có biên giới biển và xem xét đầu tư các dự án, công trình hạ tầng thủy hải sản gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; có kế hoạch đầu tư các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu theo hướng tập trung ưu tiên cho các địa phương; được tham gia các dự án ODA trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực, phát triển chuỗi nông sản thực phẩm có lợi thế của tỉnh, xúc tiến thương mại; quan tâm chỉ đạo và bố trí đủ kinh phí để thực hiện các chính sách hỗ trợ của Trung ương.

Thanh Liêm

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc