Thấy gì qua đợt bỏ phiếu tín nhiệm lần này?

07:00 | 16/11/2014

1,690 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Rất nhiều năm nay, cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ của chúng ta đã tạo ra một loại quan chức chỉ lo làm vừa lòng cấp trên, chỉ giỏi làm "đẹp" báo cáo. Chúng ta đã quá chuộng hư danh mà quên đi thực chất. Chúng ta quá nuông chiều cán bộ mà không biết rằng nuông chiều làm cho họ sinh nhờn.

 

Thấy gì qua đợt bỏ phiếu tín nhiệm lần này?

Các đại biểu bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm.

Hãy khoan so sánh sự tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp giữa khối hành pháp và khối lập pháp, bởi lẽ hai loại công việc này rất khác nhau, thậm chí khác nhau như nước với lửa, như trời với đất.

Vậy hãy nhìn vào bảng thống kê số phiếu tín nhiệm cao của khối hành pháp mà chủ yếu là các thành viên của Chính phủ thì chúng ta thấy:

So với đợt bỏ phiếu lần trước, 21 trên tổng số 30 thành viên Chính phủ đều có số phiếu tín nhiệm cao tăng so với đợt bỏ phiếu lần trước. Có những thành viên tăng tới 50% như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Đinh La Thăng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình… Vậy số phiếu tín nhiệm tăng cao của các thành viên Chính phủ thể hiện điều gì ?

Số phiếu cao của các thành viên Chính phủ đã thể hiện một điều:

Hoạt động của Chính phủ đã đưa sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước đi đúng hướng. Sự suy thoái kinh tế đã được chặn lại và kinh tế đang trên đà phục hồi nhanh; an sinh xã hội được đảm bảo; an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đặc biệt, ở những vị trí nóng, cực nóng, thậm chí nói một cách ngoa một chút thì "siêu nóng" như vị trí của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Thống đốc ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Xây dựng… cũng đã đạt được những kết quả ngoạn mục.  

Và có lẽ, cái ghế nóng hơn tất cả mọi độ nóng đó là Thủ tướng Chính phủ. Rõ ràng, các đại biểu Quốc hội cũng đã đánh giá một cách tương đối công tâm về các việc mà các thành viên Chính phủ đã làm được.

Nhìn vào những thành viên Chính phủ có số phiếu tăng cao, có thành viên tăng thấp, thậm chí có thành viên bị giảm thì càng thấy rõ là: Những ai nếu vì lợi ích chung của đất nước, dám làm dám chịu, quyết đoán và đặc biệt là không sợ "đắc tội" với người khác thì hiệu quả điều hành ở ngành đó, lĩnh vực đó sẽ rất cao.

Ví dụ như Thống đốc Nguyễn Văn Bình chẳng hạn, chắc chắn hơn  chục ngàn ông chủ, bà chủ hiệu vàng trong cả nước sẽ "căm thù" ông đến tận xương tủy, bởi lẽ, bao năm nay, họ tung hoành trên thị trường vàng, ngoại tệ và họ làm giàu bằng đủ mưu ma chước quỷ… Nay, họ đã phải đi vào "khuôn phép"  vì thế đã góp phần làm cho thị trường tài chính tiền tệ trở nên lành mạnh.

Cũng qua bỏ phiếu lần này, thấy rõ là: Người dân đã chán lắm rồi những cán bộ mà khi được đề bạt giữ chức vụ thì lại trở nên "nhũn như con chi chi"; chỉ biết "đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên" và "bắt tay trước". Và thực tế cho thấy, những Bộ nào, ngành nào có những vị Bộ trưởng như vậy thì người dân cảm nhận được ngay, ở những nơi đó có nhiều điều người dân không hài lòng về cung cách điều hành và làm việc của họ.

Rất nhiều năm nay, cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ của chúng ta đã tạo ra một loại quan chức chỉ lo làm vừa lòng cấp trên, chỉ giỏi làm "đẹp" báo cáo. Chúng ta đã quá chuộng hư danh mà quên đi thực chất. Chúng ta quá nuông chiều cán bộ mà không biết rằng nuông chiều làm cho họ sinh nhờn.

Dĩ nhiên, có những lĩnh vực mà không thể nào đòi hỏi vị tư lệnh ngành đó giải quyết được một sớm một chiều những yếu kém, bởi lẽ những tồn tại, tiêu cực ở ngành đó đã có từ rất lâu rồi, đã trở thành căn bệnh thâm căn cố đế. Và căn bệnh đó ngày càng trầm trọng khi chúng ta bước vào nền kinh tế thị trường.

Phải thẳng thắn mà nói rằng, nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều của cải vật chất, tạo ra sức cạnh tranh cho nền kinh tế… nhưng đó là nền kinh tế của đồng tiền. Đồng tiền sẽ có tiếng nói quyết định trong gần như tất cả mọi lĩnh vực, đồng tiền sẽ chi phối về phong cách làm việc, phong cách sống, đạo đức, tác phong, văn hóa… Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói "việc gì không làm được bằng tiền thì có thể làm được bằng rất nhiều tiền". Cho nên để giải quyết những tồn tại bấy lâu nay thì phải giải quyết bằng cơ chế, chứ bằng mệnh lệnh hành chính nhiều khi chẳng ăn thua.

Người dân cũng hiểu rõ điều này.

Đại biểu Quốc hội cũng hiểu rõ điều này.

Và mọi người đều hiểu rằng, không thể bắt một Bộ trưởng giải quyết được những yếu kém của lĩnh vực mình phụ trách trong vòng một khoản thời gian ngắn ngủi mà nhiều khi để giải quyết những tồn tại đó, phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế chính sách. Nhưng, người dân và các đại biểu Quốc hội đã có thái độ rõ ràng với những vị "tư lệnh" ngành mà khả năng điều hành không giỏi đã đành, mà cái chính họ không dám làm gì cả. Cấp dưới làm sai, họ sẽ tìm cách bao biện để bảo vệ cán bộ, không mấy người dám như Bộ trưởng Bộ GTVT ra lệnh cách chức ngay tại chỗ.

Mà trong khi, ở một số Bộ ngành, người ta thấy rõ rằng, đã xảy ra những sự việc mà có thể thấy ngay được sự yếu kém trong công tác điều hành, sự vô cảm và thiếu tinh thần trách nhiệm. Tất nhiên với những tư lệnh này, có thể họ sẽ được các cán bộ dưới quyền khen ngợi rằng: Anh ấy sống nhân văn lắm; anh ấy rất thương cấp dưới… Nói một cách "mỹ tự" là như vậy, còn bên trong, người ta hiểu rằng, "ông ấy" không dám kỷ luật là vì "trót xơi" của cấp dưới rồi. "Há miệng mắc quai" mà?

Nhưng họ không biết rằng, việc một "tư lệnh" có tác phong điều hành quyết đoán và dám chịu trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ và Nhân dân về những quyết định mang tính táo bạo của mình thì bao giờ cũng tạo được một hiệu quả tốt cho sự phát triển của lĩnh vực mà mình phụ trách.

Tất nhiên, những người như vậy thì nhiều khi được cái chung mà lại mất cái riêng. Được dân yêu nhưng chưa chắc đã được cán bộ dưới quyền thích. Vì thế, cổ nhân đã từng nói về những người làm vua rằng: "Có nước thì không có nhà. Có giang sơn thì không có ta". Câu đó có nghĩa rằng: Người làm lãnh đạo phải dám hy sinh cái tôi của mình để làm việc vì một lợi ích chung.

Từ kết quả bỏ phiếu lần này, xin các vị "tư lệnh" có phiếu tín nhiệm chưa cao, thậm chí bị giảm so với kỳ trước thì hãy tâm niệm một điều rằng: Các vị tốt cũng không đủ đâu, mà người dân đòi hỏi các vị phải dám xắn tay áo vào mà làm, giải quyết một cách rốt ráo nhất, kiên quyết nhất, cứng rắn nhất ở trong lĩnh vực mà mình phụ trách.

Như Thổ

 

 

STT Họ và tên Chức danh Số phiếu tín nhiệm cao năm 2014 Số phiếu tín nhiệm cao năm 2013 2014 so với 2013

1    

Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Chính phủ

320     

210    

Tăng

2

Vũ Đức Đam

Phó Thủ tướng Chính phủ

257

215

Tăng

3

Hoàng Trung Hải

Phó Thủ tướng Chính phủ

255

186

Tăng

4

Phạm Bình Minh

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại  giao                                  

320

238

Tăng

5

Vũ Văn Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ

202

167

Tăng

6

Nguyễn Xuân Phúc

Phó Thủ tướng Chính phủ

356

248

Tăng

7

Hoàng Tuấn Anh

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch

93

90

Tăng

8

Nguyễn Thái Bình

Bộ trưởng Nội vụ

98

126

Giảm

9

Nguyễn Văn Bình

Thống đốc Ngân hàng nhà nước

323

88

Tăng

10

Phạm Thị Hải Chuyền                             

Bộ trưởng Lao động, thương binh và xã hội

108

105

Tăng

11

Hà Hùng Cường

Bộ trưởng Tư pháp

200

176

Tăng

12

Trịnh Đình Dũng

Bộ trưởng Xây dựng

236

131

Tăng

13

Đinh Tiến Dũng

Bộ trưởng Tài chính

247

 

Năm 2013 chưa bỏ phiếu

14

Vũ Huy Hoàng

Bộ trưởng Công thương

156

112

Tăng

15

Phạm Vũ Luận

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo

133

86

Tăng

16

Nguyễn Văn Nên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

200

 

Năm 2013 chưa bỏ phiếu

17

Cao Đức Phát

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

206

184

Tăng

18

Giàng Seo Phử

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Dân tộc

127

158

Giảm

19

Trần Đại Quang

Bộ trưởng Công an

264

273

Giảm

20

Nguyễn Minh Quang

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

85

83

Tăng

21

Nguyễn Quân

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ

105

133

Giảm

22

Nguyễn Bắc Son

Bộ trưởng Thông tin và truyền thông

136

121

Tăng

23

Phùng Quang Thanh

Bộ trưởng Quốc phòng

313

323

Giảm

24

Đinh La Thăng

Bộ trưởng Giao thông – Vận tải

362

186

Tăng

25

Nguyễn Thị Kim Tiến

Bộ trưởng Y tế

97

108

Giảm

26

Huỳnh Phong Tranh

Tổng Thanh tra Chính phủ

170

164

Tăng

27

Bùi Quang Vinh

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư

351

231

Tăng

28

Trương Hòa Bình

Chánh án TAND tối cao

205

195

Tăng

29

Nguyễn Hòa Bình

Viện trưởng VKSND tối cao

207

198

Tăng

30

Nguyễn Hữu Vạn

Tổng Kiểm toán Nhà nước

105

 

Năm 2013 chưa bỏ phiếu

 

 

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc