Câu chuyện quản... tiền? (Bài cuối)

06:44 | 10/07/2014

727 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Có lẽ hạnh phúc với cả ngành ngân hàng bây giờ không phải là tín nhiệm cao thấp, mà chắc chắn là sự thực đang diễn ra: Người Việt Nam thích dùng tiền Việt Nam.

Năng lượng Mới số 337

>> Câu chuyện quản... tiền (Bài 1)

Bài cuối: 200 Văn bản được ban hành và 45 tỉ đôla dự trữ ngoại hối

Đua nhau thổi lãi suất

Đến đây thì các ngân hàng bắt đầu ra tay quyết liệt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khổng lồ của người dân. Và cũng đến đây, cuộc đua lãi suất được chính thức bắt đầu.

Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước cay đắng nhận xét, các ngân hàng nhỏ chính là kẻ châm ngòi cho cuộc chạy đua lãi suất này. Có thể giải thích một cách đơn giản như sau: Các đại gia góp vốn mở ra ngân hàng, hoặc sở hữu cổ phần của những ngân hàng “con con” để dễ bề chi phối, ngay từ đầu họ đã bất chấp pháp luật về hạn mức sở hữu rồi, thì việc “lách” thêm một lần nữa để đặt lãi suất quá quy định chẳng khác gì việc tay nhúng chàm rồi thì... nhúng thêm lần nữa.

Có đủ các cách để lách lãi suất huy động. Chuyện tặng phong bao lì xì, rồi tri ân khách hàng thì... xưa rồi. Bây giờ họ dùng hợp đồng ủy thác đầu tư nên lãi suất thực tế cho từng khoản vay là bao nhiêu… có trời mới biết.

Khổ nhất là các doanh nghiệp, kinh tế khó khăn, muốn duy trì hoạt động thì buộc phải vay tiền. Mà tiền lãi cộng với những chi phí “liên quan” có khi lên đến 30% khoản vay.

Người dân thấy ngân hàng tăng lãi suất thì... bắt đầu ra tay. Họ rút tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác để hưởng lãi suất cao hơn. Thậm chí, còn có cảnh một số cán bộ hưu trí ngồi đợi ngay ở ngân hàng để chờ rút tiền lãi suất nhích lên rồi gửi lại. Các ngân hàng lớn cũng bị ảnh hưởng thanh khoản và khách hàng bởi “trò chơi” lãi suất của các ngân hàng nhỏ - bắt đầu nhảy vào cuộc đua không hồi kết này. Thế là cả hệ thống ngân hàng sục sôi và rối loạn.

Có những thời điểm, lãi suất huy động lên tới 20%, lãi suất liên ngân hàng lên tới 30%. Một ngân hàng ở Hà Nội - do cạn kiệt thanh khoản đã phải thế chấp cả trụ sở chính của mình để nhận được khoản vay liên ngân hàng.

Sàn giao dịch chứng khoán trong thời kỳ sôi nổi của thị trường

“Hậu quả ngày hôm nay là do cả một quá trình buông lỏng quản lý trước kia” - bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Quản lý Chính sách Tiền tệ khẳng định.

Ví dụ như việc cấp phép tràn lan cho các chi nhánh và phòng giao dịch cũng góp phần “đổ thêm dầu” vào cuộc đua lãi suất. Mỗi phòng giao dịch mở ra là phải vài chục nhân sự, trang thiết bị, thuê mặt bằng, ít cũng cả tỉ đồng... đi kèm với đó là chỉ tiêu về huy động được “bổ” vào đầu từng nhân viên giao dịch. Ngân hàng khát tiền, người dân thì cũng không mặn mà gì gửi tiền vào ngân hàng khi mà lạm phát lên đến gần 20%, đó chính là lúc những nhân viên giao dịch thực hành cạnh tranh thiếu lành mạnh để “hút” cho đủ mức. Ngân hàng càng nhỏ thì họ càng bất chấp. Các chi nhánh này lại chủ yếu tập trung ở các khu đông dân cư, khu đô thị mới để đón nhu cầu của dân cư sẽ đến sinh sống và làm việc, chứ không hề đếm xỉa đến vùng sâu, vùng xa, những nơi cần có sự hiện diện của ngân hàng để giúp nông dân vay vốn, xóa đói giảm nghèo. Chả thế mà có con đường trong TP Hồ Chí Minh - dài chưa đầy 1.000m nhưng có tới 20 chi nhánh ngân hàng hiện diện, rồi một khu đô thị mới cứ một tòa nhà lại thấy một biển hiệu ngân hàng... Lượng thì nhiều nhưng hiệu quả chẳng bao nhiêu, lại gây thêm gánh nặng cho cả hệ thống.

Rồi thì chuyện buôn vàng, buôn ngoại tệ. Quy định là có nhưng không có một tổ chức cụ thể nào đứng ra giám sát việc này, không những tạo ra một thực trạng nguy hiểm cho nền kinh tế mà trật tự, kỷ cương và pháp luật của Nhà nước còn bị coi thường. Một thời gian dài, tỷ giá ngoại tệ của các ngân hàng chỉ công bố như một trò chơi khó chọn giá đúng, những cửa hàng buôn trái phép vàng và ngoại tệ mới chính là công cụ dẫn dắt thị trường.

“Ném chuột” không sợ “vỡ bình”

Ông Nguyễn Văn Bình nhậm chức Thống đốc vào tháng 8/2011 trước nguy cơ sụp đổ của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Thanh khoản căng như dây đàn, lạm phát tháng 7/2011 được cho là tăng tới 22% so với cùng kỳ năm 2010 và 15% so với tháng 1/2011… Một mớ bùng nhùng được đặt ra trước mắt vị tân thống đốc cùng với rất nhiều sự nghi ngại từ dư luận và chính những người làm ngân hàng.

Ngay lập tức, Thống đốc cùng bộ máy tham mưu đã tập trung vào việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật và những quy định về kinh doanh vàng, ngoại tệ, ủy thác đầu tư và công tác thanh tra giám sát… từ đó tìm ra những lỗ hổng nhằm sửa đổi để theo kịp tình hình mới. Và quy mô hơn cả, đó là đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng được Thống đốc Bình đưa ra trước cả khi Chính phủ xem xét vấn đề tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đề án tái cơ cấu thì xử lý nợ xấu là vấn đề sống còn của cả hệ thống, sao cho nền tài chính có một “dòng máu” khỏe mạnh và lưu thông liên tục.

Cho tới thời điểm này, sau 3 năm nhậm chức, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã ký ban hành tới 200 văn bản tập trung quy định vào những vấn đề như vàng, ngoại tệ... chưa kể hàng loạt chỉ thị, quyết định hành chính. Đó là số lượng văn bản chưa từng có trong lịch sử ngân hàng tại Việt Nam.

Để tạo tiền đề cho việc hạ lãi suất trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt những hành động cứng rắn đối với các ngân hàng thương mại nếu vượt trần lãi suất như yêu cầu sa thải nhân viên, cấm mở thêm chi nhánh hoặc cây ATM… Đi cùng với đó là hệ thống thanh tra, giám sát làm việc sâu sát và cụ thể đã góp phần khẳng định sự quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước trong việc thay đổi căn bản hệ thống tài chính. Ngân hàng thương mại ngay lập tức e dè và không dám vung tay làm bậy.

Nhưng quy định chặt thôi không đủ, phải có một hệ thống “hành pháp” đủ sắc bén để xử lý những sai phạm được phát hiện. Đó chính là khi bộ máy thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước được thay đổi theo hướng căn bản, không những giám sát việc chấp hành pháp luật của các tổ chức tín dụng mà còn đánh giá và chủ động cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra.

Phải nói thêm, rủi ro trong ngành tài chính ngân hàng là dạng rủi ro đặc biệt: Nếu tổ chức tín dụng có tuân thủ tất cả các quy định của bộ máy quản lý Nhà nước thì rủi ro vẫn có thể xảy ra. Bởi lẽ bản chất của ngành này phụ thuộc vào “tín dụng” - sự vận hành của cả hệ thống dựa trên chữ “tín” và đạo đức của chính những người có trách nhiệm. Khi lòng tin và đạo đức bị lung lay thì những quy định chặt chẽ chỉ có tác dụng hạn chế hậu quả có thể xảy ra. Chính từ lý do này mà mọi hoạt động trong ngành tài chính - ngân hàng phải tuân thủ những gì được phép, được quy định, không thể tự tiện “có thể làm nếu pháp luật không cấm”.

Qua công tác thanh tra toàn diện, “sức khỏe” của cả hệ thống cũng như từng tổ chức tín dụng được phơi bày, từ đó có thể biện pháp phù hợp để “ném chuột” mà không “vỡ bình”.

Để giải quyết căn bản thực trạng đáng báo động này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình và cộng sự đã có những biện pháp táo bạo, quyết liệt và cứng rắn.

Quy vàng miếng về một đầu mối SJC, tổ chức đấu thầu công khai chắc chắn là một quyết định táo bạo nhất từ trước đến nay. Hoài nghi, lo sợ và cả căm phẫn có lẽ là phản ứng của rất nhiều người đang nắm giữ vàng miếng thời điểm đó, chưa kể đến những người đã kinh doanh và làm giàu bằng việc buôn bán vàng... Câu chuyện vàng miếng cũng được đem ra mổ xẻ ở Quốc hội, ở mọi diễn đàn về kinh tế, trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Việc Thống đốc bị nhắn tin... dọa giết vẫn còn được các cán bộ của Ngân hàng Nhà nước kể lại như để nhắc nhở nhau về một thời kỳ bước ngoặt; khi mà tư duy nhiệm kỳ biến mất, tất cả cùng đồng lòng một suy nghĩ: “Nếu chúng ta không làm thì ai sẽ làm?” - Chánh thanh tra Nguyễn Hữu Nghĩa bồi hồi nhớ lại.

Nhìn lại thời điểm đó, nếu không có sự kiên định của Chính phủ, sự vững vàng của Thống đốc thì ngay lúc này đây, thị trường tài chính Việt Nam chắc chắn đang chao đảo bởi sự kiện Biển Đông. 45 tỉ đôla dự trữ ngoại hối đủ để chúng ta tự tin đương đầu với những “trò bẩn” của người hàng xóm xấu tính. Đấu thầu vàng miếng mang về cho Chính phủ ngay lập tức 8.000 tỉ đồng, việc buôn lậu vàng bị chặn đứng một cách cơ bản, ngoại hối dồi dào, tỷ giá ổn định, lạm phát được kiểm soát. Cho đến giờ phút này, có ai còn nhớ đến những chỉ trích mà ngài Thống đốc đã phải hứng chịu khi đề xuất Nghị định 24?

Việc thành lập Công ty Mua bán tài sản quốc gia (VAMC), rồi sáp nhập tái cơ cấu một loạt ngân hàng và công ty tài chính yếu kém cũng là việc đáng để lưu tâm. Nhưng chắc rằng, chúng ta còn phải đợi rất lâu nữa mới thấy rõ hiệu quả của những biện pháp trên, bởi quá trình xử lý nợ xấu liên quan chặt tới bất động sản như hiện nay là một công việc có thể kéo dài rất nhiều năm.

Ba năm với rất nhiều hành động, xuyên suốt là một sự quyết đoán đầy bản lĩnh nhưng không hề phiêu lưu, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cùng các cộng sự đã và đang dành hết tâm huyết để xây dựng một thị trường tài chính khỏe mạnh. Có lẽ hạnh phúc với cả ngành ngân hàng bây giờ không phải là tín nhiệm cao thấp, mà chắc chắn là sự thực đang diễn ra: Người Việt Nam thích dùng tiền Việt Nam.

Bảo Sơn

 

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 79,400 ▲400K 81,400 ▲400K
AVPL/SJC HCM 79,400 ▲400K 81,400 ▲400K
AVPL/SJC ĐN 79,400 ▲400K 81,400 ▲400K
Nguyên liệu 9999 - HN 69,450 ▲600K 70,000 ▲550K
Nguyên liệu 999 - HN 69,350 ▲600K 69,900 ▲550K
AVPL/SJC Cần Thơ 79,400 ▲400K 81,400 ▲400K
Cập nhật: 29/03/2024 09:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
TPHCM - SJC 79.500 ▲400K 81.500 ▲400K
Hà Nội - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Hà Nội - SJC 79.500 ▲400K 81.500 ▲400K
Đà Nẵng - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Đà Nẵng - SJC 79.500 ▲400K 81.500 ▲400K
Miền Tây - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Miền Tây - SJC 79.500 ▲500K 81.500 ▲500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Giá vàng nữ trang - SJC 79.500 ▲400K 81.500 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 69.300 ▲800K
Giá vàng nữ trang - SJC 79.500 ▲400K 81.500 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 69.300 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 69.200 ▲800K 70.000 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 51.250 ▲600K 52.650 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 39.700 ▲470K 41.100 ▲470K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 27.870 ▲330K 29.270 ▲330K
Cập nhật: 29/03/2024 09:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 6,915 ▲80K 7,080 ▲90K
Trang sức 99.9 6,905 ▲80K 7,070 ▲90K
NT, 3A, ĐV Thái Bình 6,980 ▲80K 7,110 ▲90K
NT, 3A, ĐV Nghệ An 6,980 ▲80K 7,110 ▲90K
NT, 3A, ĐV Hà Nội 6,980 ▲80K 7,110 ▲90K
NL 99.99 6,910 ▲80K
Nhẫn tròn ko ép vỉ TB 6,910 ▲80K
Miếng SJC Thái Bình 7,980 ▲50K 8,170 ▲55K
Miếng SJC Nghệ An 7,980 ▲50K 8,170 ▲55K
Miếng SJC Hà Nội 7,980 ▲50K 8,170 ▲55K
Cập nhật: 29/03/2024 09:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 79,500 ▲500K 81,500 ▲500K
SJC 5c 79,500 ▲500K 81,520 ▲500K
SJC 2c, 1C, 5 phân 79,500 ▲500K 81,530 ▲500K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 69,250 ▲750K 70,500 ▲750K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 69,250 ▲750K 70,600 ▲750K
Nữ Trang 99.99% 69,150 ▲750K 70,000 ▲750K
Nữ Trang 99% 67,807 ▲743K 69,307 ▲743K
Nữ Trang 68% 45,755 ▲510K 47,755 ▲510K
Nữ Trang 41.7% 27,343 ▲313K 29,343 ▲313K
Cập nhật: 29/03/2024 09:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,731.80 15,890.71 16,401.13
CAD 17,848.63 18,028.92 18,608.02
CHF 26,790.75 27,061.37 27,930.60
CNY 3,359.93 3,393.87 3,503.41
DKK - 3,518.68 3,653.56
EUR 26,048.18 26,311.29 27,477.49
GBP 30,475.69 30,783.52 31,772.32
HKD 3,087.37 3,118.56 3,218.73
INR - 296.46 308.32
JPY 158.73 160.33 168.01
KRW 15.89 17.65 19.26
KWD - 80,365.93 83,582.07
MYR - 5,180.56 5,293.75
NOK - 2,236.99 2,332.06
RUB - 255.52 282.87
SAR - 6,591.45 6,855.23
SEK - 2,269.63 2,366.08
SGD 17,897.55 18,078.33 18,659.02
THB 600.79 667.55 693.13
USD 24,590.00 24,620.00 24,960.00
Cập nhật: 29/03/2024 09:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,907 16,007 16,457
CAD 18,073 18,173 18,723
CHF 27,045 27,150 27,950
CNY - 3,392 3,502
DKK - 3,536 3,666
EUR #26,283 26,318 27,578
GBP 30,934 30,984 31,944
HKD 3,094 3,109 3,244
JPY 160.55 160.55 168.5
KRW 16.6 17.4 20.2
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,243 2,323
NZD 14,566 14,616 15,133
SEK - 2,267 2,377
SGD 17,927 18,027 18,627
THB 627.34 671.68 695.34
USD #24,560 24,640 24,980
Cập nhật: 29/03/2024 09:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,610.00 24,635.00 24,955.00
EUR 26,298.00 26,404.00 27,570.00
GBP 30,644.00 30,829.00 31,779.00
HKD 3,107.00 3,119.00 3,221.00
CHF 26,852.00 26,960.00 27,797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15,877.00 15,941.00 16,428.00
SGD 18,049.00 18,121.00 18,658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17,916.00 17,988.00 18,519.00
NZD 14,606.00 15,095.00
KRW 17.59 19.18
Cập nhật: 29/03/2024 09:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24600 24650 24990
AUD 15962 16012 16420
CAD 18116 18166 18570
CHF 27291 27341 27754
CNY 0 3396.2 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26497 26547 27052
GBP 31105 31155 31625
HKD 0 3115 0
JPY 161.96 162.46 166.97
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 18.4 0
LAK 0 1.0261 0
MYR 0 5340 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14616 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18219 18219 18580
THB 0 639.8 0
TWD 0 777 0
XAU 7980000 7980000 8140000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 29/03/2024 09:00