Công ty Cà phê Trường Ngân (Bình Dương): Một kho hàng thế chấp 7 nơi

07:00 | 21/12/2013

3,296 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mấy ngày qua, dư luận xôn xao vụ cùng lúc 7 ngân hàng bao vây đòi xiết nợ tại kho hàng cà phê của Công ty TNHH Trường Ngân (Bình Dương). Nhiều vấn đề trong quá trình cho vay, thẩm định, giám sát tài sản bảo đảm đã bị phơi bày.

Năng lượng Mới số 284

Cháy nhà ra mặt chuột

Vụ việc lên tới đỉnh điểm khi vào ngày 6 đến 8/12/2013, cùng lúc cả 7 ngân hàng là “chủ nợ” của Công ty TNHH Trường Ngân (sau đây gọi là Trường Ngân) bao vây kho hàng cà phê của công ty này trước thông tin một trong số 7 “chủ nợ” sẽ tổ chức “cướp” kho hàng. Căng thẳng lên cao tới mức lực lượng cảnh sát 113 phải can thiệp, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, tránh xô xát. Một số ngân hàng đã thuê xe tải chắn ngang cửa kho để tránh bị ngân hàng khác “cướp” mất kho hàng.

Vụ việc tranh chấp tại Trường Ngân giữa các ngân hàng đã phát sinh từ hồi đầu năm 2013, khi mà Trường Ngân mất khả năng trả nợ. Vụ việc được “bùng” trở lại khi Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã “nhanh chân” khởi kiện Trường Ngân lên TAND quận 4 - TP Hồ Chí Minh và được tòa án này công nhận thỏa thuận của OCB và Công ty Trường Ngân. Theo thỏa thuận này, hai bên thống nhất số nợ mà Trường Ngân phải trả cho OCB là 93,2 tỉ đồng, đảm bảo bằng 3.360 tấn cà phê được để ở trong kho của công ty, nếu Trường Ngân không trả nợ sẽ bị thanh lý cà phê đảm bảo.

Số cà phê tại kho của Công ty Trường Ngân đang bị cưỡng chế đưa về cất giữ ở một kho khác

Điều đáng lưu ý là số tài sản này hiện cũng đang được thế chấp cùng lúc để vay tiền từ 6 ngân hàng khác gồm MB, MSB, Vietinbank, VIB, Agribank và Techcombank. Trong khi đó, quá trình công nhận thỏa thuận giữa OCB và Trường Ngân đối với số tài sản tranh chấp này không hề có sự tham gia của 6 “chủ nợ” còn lại. Căng thẳng, tranh chấp giữa các “chủ nợ” bắt đầu từ ngày 4/12 khi OCB thực hiện việc cưỡng chế cà phê tại kho số 2 theo thỏa thuận.

Hiện tài sản trong kho còn lại là rất nhỏ so với toàn bộ số nợ đối với 7 ngân hàng. Theo thông tin từ các “chủ nợ”, khi 7 ngân hàng và đại diện Ngân hàng Nhà nước kiểm tra kho hàng ngày 23/8, số cà phê trong kho chỉ khoảng 2.800 tấn (tương đương 100 tỉ đồng). Trong khi tổng số nợ và lãi của Trường Ngân hiện đã lên tới gần 700 tỉ đồng.

Dư luận có quyền đặt câu hỏi, vậy tại sao Trường Ngân có thể dùng cùng một kho hàng để thế chấp vay vốn đồng thời tại 7 ngân hàng lớn khác nhau? Trường Ngân đã sử dụng tài sản tồn kho luân chuyển với hồ sơ như thế nào để có thể vay cùng lúc tại cả 7 ngân hàng mà các ngân hàng không có ý kiến về tài sản bị chồng lấn với nhau? Các ngân hàng quản lý hồ sơ, tài sản thế chấp là hàng hóa tồn kho luân chuyển như thế nào mà để cho toàn bộ khối lượng hàng hóa chỉ còn 2.800 tấn cà phê khi kiểm kê so với trên 12.000 tấn cà phê khi cho vay?

Tại anh tại ả!

Nhiều sai sót trong quá trình cho vay, thẩm định hồ sơ của các ngân hàng đối với Trương Ngân được đặt ra.

Theo nguyên tắc tín dụng tại hầu hết các ngân hàng, khi tài sản bảo đảm khoản vay là hàng hóa tồn kho luân chuyển (tức là doanh nghiệp sử dụng chính hàng hóa trong kho làm tài sản bảo đảm khoản vay, khi có biến động xuất nhập kho thì đều có biên bản dưới sự chứng kiến của ngân hàng cho vay)thì ngân hàng thường cử nhân sự của mình tham gia quản lý và bảo vệ kho hàng. Nhiều ngân hàng còn ký hợp đồng với các đơn vị bảo vệ để tổ chức quản lý 24/24 những kho hàng có giá trị đang là tài sản bảo đảm khoản vay. Mọi động thái xuất kho - nhập kho làm thay đổi giá trị, số lượng tài sản bảo đảm đều phải có biên bản với sự có mặt của đại diện ngân hàng, doanh nghiệp.

Hơn nữa, công tác thẩm định giá trị tài sản bảo đảm là hàng hóa tồn kho luân chuyển như là cà phê thường được các ngân hàng xây dựng quy trình hết sức chặt chẽ. Thông thường, giá trị cho vay chỉ bằng 60-80% giá trị do ngân hàng định giá và mục đích cho vay chỉ dành cho bổ sung vốn lưu động có thời hạn ngắn (do tính chất của tài sản bảo đảm là hàng hóa thực phẩm dễ bị hư hỏng, mất giá và thời gian bảo quản ngắn).

Vậy mà, không hiểu vì sao kho hàng cà phê hiện chỉ còn 2.800 tấn với giá trị khoảng 100 tỉ đồng so với hàng chục nghìn tấn cà phê trên sổ sách khi cho vay mà các ngân hàng không hề hay biết!? Tệ hại hơn nữa, nhiều bao tải trong kho chỉ có vỏ cà phê để lẫn trong kho sản phẩm. Số lượng này chưa được thống kê hết nhưng có thể giá trị kho hàng sẽ thấp hơn con số 100 tỉ đồng ước tính. Nếu vậy, thiệt hại đối với các ngân hàng là rất lớn, khả năng nhiều ngân hàng sẽ bị mất trắng số tiền cho vay từ vài chục đến vài trăm tỉ đồng.

Liệu có sự tắc trách trong khâu thẩm định xét duyệt hồ sơ, sự vô trách nhiệm trong việc quản lý tài sản bảo đảm của các ngân hàng? Liệu có sự bưng bít thông tin từ cán bộ ngân hàng? Hay xuất phát từ Trường Ngân khi tạo ra những bộ hồ sơ tín dụng quá hấp dẫn trong thời điểm các ngân hàng đang chạy đua tăng trưởng tín dụng cách đây 2 năm? Hay là tại kinh tế khủng hoảng, ngành cà phê gặp nhiều khó khăn với nhiều đại gia cà phê đã ngã ngựa và Trường Ngân cũng chỉ là nạn nhân của khủng hoảng kinh tế?

Tất cả các nghi vấn trên vẫn chưa có lời giải đáp thấu đáo khi sự việc tại Trường Ngân vẫn chưa được giải quyết xong. Tuy nhiên, chắc chắn đã có vấn đề tại cả các khâu từ xét duyệt hồ sơ, quản lý tài sản bảo đảm và theo dõi mục đích sử dụng vốn vay của các ngân hàng. Vì quy trình tín dụng của các ngân hàng tại các khâu hết sức chặt chẽ, không có lý do gì mà sau một thời gian dài, chỉ đến khi Trường Ngân vỡ nợ thì sự việc mới bị phanh phui và các ngân hàng mới tá hỏa về khoản cho vay của mình.

Sự việc tại Trường Ngân là một điển hình cho việc cho vay ẩu, tăng trưởng tín dụng “nóng” gây ra “ung nhọt” nợ xấu cho ngành ngân hàng hiện nay. Bên cạnh đó là văn hóa giải quyết tranh chấp của ngân hàng, đồng thời nêu lên thực tế về việc thẩm định tài sản thế chấp lỏng lẻo của nhiều ngân hàng. Rất rõ: Cho vay dễ dãi thì rủi ro mất vốn là rất lớn.

Thành Trung

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 80,000 82,500
AVPL/SJC HCM 80,000 82,500
AVPL/SJC ĐN 80,000 82,500
Nguyên liệu 9999 - HN 73,150 74,100
Nguyên liệu 999 - HN 73,050 74,000
AVPL/SJC Cần Thơ 80,000 82,500
Cập nhật: 24/04/2024 07:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 79.800 82.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 79.800 82.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 79.800 82.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 81.000 83.300
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 79.800 82.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 79.800 82.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 24/04/2024 07:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,285 7,500
Trang sức 99.9 7,275 7,490
NL 99.99 7,280
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,260
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,350 7,530
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,350 7,530
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,350 7,530
Miếng SJC Thái Bình 8,100 8,310
Miếng SJC Nghệ An 8,100 8,310
Miếng SJC Hà Nội 8,100 8,310
Cập nhật: 24/04/2024 07:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,000 83,300
SJC 5c 81,000 83,320
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,000 83,330
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 72,900 74,700
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 72,900 74,800
Nữ Trang 99.99% 72,600 73,900
Nữ Trang 99% 71,168 73,168
Nữ Trang 68% 47,907 50,407
Nữ Trang 41.7% 28,469 30,969
Cập nhật: 24/04/2024 07:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,086.35 16,248.84 16,769.95
CAD 18,195.12 18,378.91 18,968.33
CHF 27,338.60 27,614.75 28,500.38
CNY 3,456.34 3,491.25 3,603.76
DKK - 3,584.67 3,721.91
EUR 26,544.10 26,812.22 27,999.27
GBP 30,775.52 31,086.38 32,083.34
HKD 3,179.16 3,211.27 3,314.26
INR - 305.76 317.98
JPY 160.26 161.88 169.61
KRW 16.05 17.83 19.45
KWD - 82,702.86 86,008.35
MYR - 5,294.62 5,410.05
NOK - 2,284.04 2,380.99
RUB - 260.34 288.19
SAR - 6,795.62 7,067.23
SEK - 2,304.98 2,402.82
SGD 18,307.44 18,492.37 19,085.43
THB 609.44 677.15 703.07
USD 25,148.00 25,178.00 25,488.00
Cập nhật: 24/04/2024 07:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,192 16,212 16,812
CAD 18,316 18,326 19,026
CHF 27,396 27,416 28,366
CNY - 3,443 3,583
DKK - 3,562 3,732
EUR #26,380 26,590 27,880
GBP 31,124 31,134 32,304
HKD 3,118 3,128 3,323
JPY 160.22 160.37 169.92
KRW 16.36 16.56 20.36
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,253 2,373
NZD 14,845 14,855 15,435
SEK - 2,279 2,414
SGD 18,140 18,150 18,950
THB 636.71 676.71 704.71
USD #25,170 25,170 25,488
Cập nhật: 24/04/2024 07:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,185.00 25,188.00 25,488.00
EUR 26,599.00 26,706.00 27,900.00
GBP 30,785.00 30,971.00 31,939.00
HKD 3,184.00 3,197.00 3,301.00
CHF 27,396.00 27,506.00 28,358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16,138.00 16,203.00 16,702.00
SGD 18,358.00 18,432.00 18,976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18,250.00 18,323.00 18,863.00
NZD 14,838.00 15,339.00
KRW 17.68 19.32
Cập nhật: 24/04/2024 07:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25250 25250 25488
AUD 16205 16255 16765
CAD 18371 18421 18877
CHF 27680 27730 28292
CNY 0 3477 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26915 26965 27676
GBP 31193 31243 31904
HKD 0 3140 0
JPY 162.35 162.85 167.38
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0403 0
MYR 0 5440 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14831 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18468 18518 19079
THB 0 647.1 0
TWD 0 779 0
XAU 8110000 8110000 8270000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 24/04/2024 07:00