Đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm: Bất động sản túng quá nói liều!

12:05 | 04/03/2013

1,063 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Đề xuất đánh thuế tiền gởi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HOREA) vừa được đưa ra đã gây phản ứng mạnh mẽ trong dư luận xã hội mấy ngày gần đây. Hầu hết mọi người không đồng tình với đề xuất này và cho rằng bất động sản đang “túng quá làm liều!”.

Tiền không vào ngân hàng có chảy sang bất động sản?

Theo lý giải của HOREA, việc đánh thuế tiền gởi tiết kiệm là việc cần làm ngay nhằm “hạn chế” người dân gởi tiền vào ngân hàng, thay vào đó là tăng cường đầu tư vào các kênh khác, trong đó có thị trường bất động sản. Đây là cách thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời bổ sung thêm vào nguồn thu ngân sách.

HOREA cũng cân nhắc khi kiến nghị, chỉ đánh thuế đối với số tiền gởi từ 500 triệu đồng trở lên vì trước đây đề xuất đánh thuế tiền gởi tiết kiệm đã từng được đưa ra nhưng không được xã hội đồng tình vì sợ ảnh hưởng đến đối tượng người thu nhập thấp, hưu trí.

Tuy nhiên, đề xuất này của HOREA trong thời điểm hiện nay hầu như không nhận được sự đồng tình nào và bị cho là một đề xuất thiếu sự suy xét, bất hợp lý, không khả thi và thiếu tính nhân đạo.

Đánh thuế tiền gởi tiết kiệm liệu có thu hút vốn vào thị trường bất động sản?

 

Theo ông Nguyễn Văn Thuận - Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Mở TP HCM, với tình hình khó khăn hiện nay, các chính sách về thuế, phí đều rất nhạy cảm và có thể gây tác dụng ngược. HOREA cần nhìn nhận rằng nếu bất động sản muốn thu hút dòng tiền chảy vào ngành nghề của mình thì phải tạo ra sự hấp dẫn trong đầu tư. Địa ốc phải điều chỉnh bằng giải pháp tự vận động chứ không nên gây sức ép tài chính bằng đề xuất này.

Muốn thu hút người dân đầu tư vào nền kinh tế điều quan trọng nhất là tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn nữa, đừng nên ép người dân vào thế bí trong khi các kênh đầu tư hiện nay như: chứng khoán, bất động sản… đều rất kém hấp dẫn.

Thiết nghĩ, với đề xuất này, ngành bất động sản cũng đừng mong rằng dòng tiền không vào ngân hàng thì sẽ chảy sang bất động sản. Vì không phải người dân nào cũng có “máu” kinh doanh và biết kinh doanh, đặc biệt là họ đang rất mất niềm tin với thị trường bất động sản. Nếu bất động sản vẫn khư khư giữ giá và “tham lam” không chịu trích ra một phần các khoản lợi đã thu được trong những năm trước đó để cứu chính mình, thì  đừng trông chờ vào sự cứu vãn tình thế từ bên ngoài.

Ngoài ra, không dễ dàng để ngành tài chính đồng tình với việc này, vì để điều tiết dòng tiền, ngành tài chính đã thực hiện biện pháp điều chỉnh lãi suất huy động và thực tế lãi suất tiền gởi cũng đã giảm mạnh xuống mức 8% như hiện nay.

Hơn nữa, các ngân hàng đều khuyến khích người dân gởi tiết kiệm, vì đây là một trong những kênh huy động vốn quan trọng của ngân hàng, việc giảm lãi suất huy động cũng phải rất cân nhắc. Chính Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng từng lo ngại việc giảm lãi suất tiền gởi quá mức sẽ làm giảm sức hấp dẫn của tiền đồng Việt Nam, gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng huy động vốn của hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh đó, đề xuất của HOREA còn bị cho là thiếu tính khả thi vì nếu Nhà nước chấp nhận đánh thuế, thay vì gởi 500 triệu đồng thì người dân có thể chia nhỏ số tiền ra và gởi cho nhiều ngân hàng để tránh bị đánh thuế. Khi đó việc đánh thuế chỉ làm cho tình hình càng rối ren thêm.

Dân phẫn nộ

Nhiều người dân cho rằng, do quá “khát vốn” khiến ngành bất động sản “nghĩ cuồng” đưa ra một đề xuất thiếu sự suy xét. Trong tình hình kinh tế khó khăn, người dân đang phải “thắt lưng buộc bụng” thì đề xuất thêm thuế của HOREA là việc làm chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến người khác.

Khi bất động sản “sốt” giá, các nhà đầu tư phất lên như diều gặp gió thì chẳng thấy “đại gia” bất động sản nào lên tiếng gì và cũng không biết ngành bất động sản đã đóng góp được gì cho dân, trong khi hậu quả để lại là giá đất bị đẩy lên cao đến độ không mấy người có đủ khả năng sở hữu một căn nhà để ở.

Đến lúc này, khi cùng đường, ngành bất động sản lại đưa ra một đề xuất, gần như “ép” người dân tung tiền ra cứu lấy thị trường bất động sản. Việc này, không khỏi khiến người dân phẫn nộ.

Đa phần những người gởi tiền vào ngân hàng đều là người lao động làm công ăn lương, hưu trí, họ ăn dè, tiết kiệm được ít tiền nhưng không có ý tưởng kinh doanh mà chỉ muốn gởi vào ngân hàng để có thêm chút tiền lãi góp phần chăm lo đời sống hằng ngày. Trên thực tế, giới kinh doanh rất ít ai có ý định gởi tiền vào ngân hàng vì đa số những người kinh doanh đều cho rằng, lãi suất tiền gởi ngân hàng chẳng thấm vào đâu so với lãi kinh doanh, thậm chí nhiều người cho rằng tiền lãi gởi ngân hàng có được chẳng đủ bù vào sự mất giá đồng tiền do lạm phát.

Do đó, nếu đánh thuế tiền gởi thì vô tình làm tổn thương đến những đối tượng thu nhập thấp trong xã hội, ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội.

Đối tượng chọn gởi tiền vào ngân hàng đa phần là người lao động làm công ăn lương

 

Ngoài ra, khoản tiền người dân gởi vào ngân hàng, ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay để kinh doanh, như vậy cũng là đã đóng góp cho xã hội. Nếu phải đóng thuế, người dân không gởi tiền nữa thử hỏi doanh nghiệp lấy gì để vay, ngân hàng lấy gì để sống?

Một người dân bức xúc nói: “Đánh thuế tiền gởi người dân phải chịu cảnh một cổ hai tròng. Tiền lương dành dụm bao năm sau khi đóng thuế bỏ vào ngân hàng lại tiếp tục bị đánh thuế thêm một lần nữa thử hỏi làm sao chịu nổi”.

Chị Lê Thị Thúy, ở TP HCM bày tỏ: “Vợ chồng tôi đi làm 12 năm và chi tiêu rất tiết kiệm mới dành dụm được 600 triệu đồng. Hằng ngày đi chợ không dám mua những thứ đắt tiền, tiết kiệm chi tiêu đến mức thèm thứ gì cũng không dám mua ăn. Nhưng số tiền tiết kiệm đó chúng tôi vẫn chưa thể mua nổi một căn cho 5 thành viên ở TP HCM. Vậy tại sao chúng tôi còn phải đóng thuế?

Trong khi đó, giá bất động sản trước đây đã mang về lợi nhuận rất cao cho các nhà đầu tư bất động sản thì bây giờ đáng lẽ họ phải đưa bất động sản về giá thực để những người làm công ăn lương vẫn có thể mua được nhà mới đúng, chứ không nên tiếp tục làm khổ dân...”.

Hầu hết người dân cho rằng, đánh thuế vào tiền gửi tiết kiệm là việc làm quá vô lý. Người dân không phải “ngu”, họ có cách chọn lựa riêng của mình và biết cách đầu tư như thế nào để có lợi nhất, không thể ép dân đầu tư vào kênh này hoặc kênh khác.

Ai cũng muốn làm giàu, đâu cần thiết phải bắt ép người khác kinh doanh. Nếu thị trường hấp dẫn thì không có lý do gì mà dòng tiền không đổ vào đó.

Mai Phương

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,900
AVPL/SJC HCM 82,800 85,000
AVPL/SJC ĐN 82,800 85,000
Nguyên liệu 9999 - HN 73,050 73,900
Nguyên liệu 999 - HN 72,950 73,800
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,900
Cập nhật: 03/05/2024 06:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.400 75.200
TPHCM - SJC 82.900 85.100
Hà Nội - PNJ 73.400 75.200
Hà Nội - SJC 82.900 85.100
Đà Nẵng - PNJ 73.400 75.200
Đà Nẵng - SJC 82.900 85.100
Miền Tây - PNJ 73.400 75.200
Miền Tây - SJC 82.900 85.100
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.400 75.200
Giá vàng nữ trang - SJC 82.900 85.100
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.400
Giá vàng nữ trang - SJC 82.900 85.100
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.400
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.300 74.100
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.330 55.730
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.100 43.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.580 30.980
Cập nhật: 03/05/2024 06:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,305 7,500
Trang sức 99.9 7,295 7,490
NL 99.99 7,300
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,280
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,370 7,530
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,370 7,530
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,370 7,530
Miếng SJC Thái Bình 8,280 8,490
Miếng SJC Nghệ An 8,280 8,490
Miếng SJC Hà Nội 8,280 8,490
Cập nhật: 03/05/2024 06:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,900 85,100
SJC 5c 82,900 85,120
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,900 85,130
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,250 74,950
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,250 75,050
Nữ Trang 99.99% 73,150 74,150
Nữ Trang 99% 71,416 73,416
Nữ Trang 68% 48,077 50,577
Nữ Trang 41.7% 28,574 31,074
Cập nhật: 03/05/2024 06:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,148.18 16,311.29 16,834.62
CAD 18,018.42 18,200.42 18,784.35
CHF 26,976.49 27,248.98 28,123.22
CNY 3,430.65 3,465.30 3,577.02
DKK - 3,577.51 3,714.51
EUR 26,482.03 26,749.52 27,934.14
GBP 30,979.30 31,292.23 32,296.19
HKD 3,161.16 3,193.09 3,295.54
INR - 303.13 315.25
JPY 157.89 159.49 167.11
KRW 15.95 17.72 19.32
KWD - 82,135.18 85,419.03
MYR - 5,264.19 5,379.01
NOK - 2,254.80 2,350.53
RUB - 258.71 286.40
SAR - 6,743.13 7,012.72
SEK - 2,277.97 2,374.70
SGD 18,186.80 18,370.51 18,959.90
THB 606.79 674.21 700.03
USD 25,114.00 25,144.00 25,454.00
Cập nhật: 03/05/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,376 16,396 16,996
CAD 18,285 18,295 18,995
CHF 27,411 27,431 28,381
CNY - 3,441 3,581
DKK - 3,567 3,737
EUR #26,412 26,622 27,912
GBP 31,315 31,325 32,495
HKD 3,123 3,133 3,328
JPY 161.44 161.59 171.14
KRW 16.42 16.62 20.42
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,233 2,353
NZD 14,900 14,910 15,490
SEK - 2,265 2,400
SGD 18,207 18,217 19,017
THB 637.2 677.2 705.2
USD #25,140 25,140 25,454
Cập nhật: 03/05/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,154.00 25,454.00
EUR 26,614.00 26,721.00 27,913.00
GBP 31,079.00 31,267.00 32,238.00
HKD 3,175.00 3,188.00 3,293.00
CHF 27,119.00 27,228.00 28,070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16,228.00 16,293.00 16,792.00
SGD 18,282.00 18,355.00 18,898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18,119.00 18,192.00 18,728.00
NZD 14,762.00 15,261.00
KRW 17.57 19.19
Cập nhật: 03/05/2024 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25185 25185 25454
AUD 16399 16449 16961
CAD 18323 18373 18828
CHF 27596 27646 28202
CNY 0 3473.7 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26934 26984 27694
GBP 31547 31597 32257
HKD 0 3200 0
JPY 161.72 162.22 166.78
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0372 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14869 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18494 18544 19101
THB 0 647.3 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8470000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 03/05/2024 06:00