Đối thoại chính sách lần thứ 3 giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực phân phối và Logistics

15:37 | 08/09/2014

389 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 05/09/2014 tại Hà Nội, Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tổ chức Hội nghị Đối thoại chính sách lần thứ 3 giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực phân phối và logistics.

Tham dự Hội nghị có Ngài Tetsuya Terazawa, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại, Phân phối và An toàn công nghiệp, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Sở Công Thương, Hiệp hội và cơ quan đại diện thương mại, ngoại giao và đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp phía Nhật Bản và Việt Nam.

Các đại biểu tham dự Hội Nghị

Hội nghị nằm trong khuôn khổ các hoạt động nhằm triển khai Thỏa thuận hợp tác về thiết lập cơ chế đối thoại chính sách trong lĩnh vực phân phối và logistics được ký giữa hai Bộ vào ngày 10 tháng 10 năm 2011. Đây là cơ hội tốt để cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp 2 nước chia sẻ, trao đổi về cơ chế chính sách, các mô hình kinh doanh, công nghệ, kinh nghiệm và các yếu tố khác của ngành phân phối và logistics Việt Nam – Nhật Bản.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước nhấn mạnh, trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là đối tác hàng đầu của Việt Nam về kinh tế và thương mại. Mối quan hệ ngày càng mở rộng trong nhiều lĩnh vực đã đặt nền móng cho sự hợp tác bền vững giữa hai nước. Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản vào tháng 3 năm 2014 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã tuyên bố nâng tầm quan hệ Việt - Nhật trở thành “Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Với nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp và những sự hiểu biết và hòa hợp giữa nhân dân hai nước, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển rất tích cực. Thương mại song phương luôn tăng trưởng đều đặn, ổn định và cân bằng cho cả xuất khẩu và nhập khẩu và luôn đạt mức cao trong suốt hai thập kỷ vừa qua, góp phần quan trọng vào sự phát triển hợp tác sâu sắc giữa hai nước hiện nay. Theo thống kê, thương mại song phương tăng trưởng trên dưới 17% hàng năm trong 10 năm gần đây, đưa kim ngạch hai chiều tăng từ 7 tỷ USD năm 2004 lên gần 26 tỷ USD năm 2013.

Trong khuôn khổ các hoạt động nhằm triển khai Thỏa thuận hợp tác về thiết lập cơ chế đối thoại chính sách trong lĩnh vực phân phối và logistics, đến nay hai Bộ đã tổ chức được 2 Hội nghị đối thoại chính sách về phân phối và logistics tại Việt Nam và Nhật Bản, 4 khóa đào tạo, tập huấn về chính sách phân phối và logistics cho 119 đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản. Trong năm 2014, hai bên tiếp tục tổ chức một khóa đào tạo về phân phối và logistics cho 30 người trong tháng 10 tại Nhật Bản và Hội nghị đối thoại chính sách lần thứ 3 này. Hội nghị đối thoại chính sách thể hiện tầm quan trọng của việc củng cố mối quan hệ song phương và hợp tác trong lĩnh vực phân phối và logistics, góp phần đẩy mạnh quan hệ thương mại, đầu tư giữa 2 nước. Các đơn vị tham gia Khóa đào tạo về phân phối và logistics tại Nhật Bản đều đánh giá các Khóa đào tạo là rất hữu ích, được tổ chức quy củ và chất lượng, qua đó, hai bên có thể chia sẻ, trao đổi các mô hình kinh doanh, công nghệ, kinh nghiệm và các yếu tố khác của ngành phân phối Nhật Bản và Việt Nam.

Chia sẻ về thực trạng và những vấn đề đặt ra trong hợp tác liên doanh với nước ngoài trong xây dựng, quản lý và vận hành cơ sở bán lẻ hiện đại ở Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon Coop Mart cho rằng, với thị trường mở cửa, dân số đông, còn non trẻ, Việt Nam được coi là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp mong muốn đặt chân phát triển. Nhận thức được điều này, Việt Nam cũng đã có nhiều chính sách mở cửa ở các tỉnh, thành phố, địa phương, để nâng cấp hệ thống thương mại tại Việt Nam, thu hút đầu tư của cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhật Bản là đối tác có nhiều ưu thế khi đầu tư vào thị trường Việt Nam về vốn, công nghệ, kinh nghiệm hoạt động trong khi đối tác trong nước am hiểu về thị trường, phù hợp với phong tục tập quán. Điều đó tạo nên sự kết nối cộng hưởng, kế thừa được thế mạnh, không xảy ra việc thôn tính và mang lại giá trị lợi ích to lớn cho cả đôi bên.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon Coop mart

Tại Hội nghị, bà Phạm Ngọc Bích - Giám đốc khối Marketing Công ty cổ phần bán lẻ và quản lý bất động sản Đại dương (Ocean Mart) cho biết, mặc dù tỷ lệ hàng Việt hiện nay trong siêu thị vẫn chiếm ưu thế so với hàng ngoại nhập, song nhu cầu về hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng có xuất xứ từ Nhật Bản vẫn có và không giảm sút, do đó Ocean Mart vẫn đầu tư về mặt nhận diện và tìm kiếm với các nhà cung cấp từ phía Nhật Bản để đảm bảo phong phú hơn cho nguồn hàng của mình. Ocean Mart mong muốn nhận được sự hỗ trợ về các chính sách, các tư vấn về chủng loại hàng hóa từ phía các nhà bán lẻ Nhật Bản, cách thức tiếp cận người tiêu dùng với hàng hóa ngoại nhập bởi thời điểm này là lúc các doanh nghiệp bán lẻ trong nước triển khai những kế hoạch cụ thể để chiếm lĩnh và giữ vững thị phần.

Bà Phạm Ngọc Bích - Giám đốc khối Marketing công ty cổ phần bán lẻ và quản lý bất động sản đại dương (Ocean Mart) tại Hội nghị

Kiến nghị về lĩnh vực phân phối và logistics tại Việt Nam, ông Tetsuya Terazawa, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại, Phân phối và An toàn công nghiệp, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ, doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn được đầu tư phát triển tại Việt Nam, cung cấp các sản phẩm an toàn, giúp người tiêu dùng yên tâm hơn, đồng thời đóng góp cho xã hội và cộng đồng. 

Ghi nhận những kiến nghị của đại diện các doanh nghiệp, ông Võ Văn Quyền cho rằng, Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường liên kết, hợp tác với các đối tác Nhật Bản. Những gì đã đạt được trong việc triển khai Thỏa thuận hợp tác về thiết lập cơ chế đối thoại chính sách trong lĩnh vực phân phối và logistics giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng, giúp mở rộng tiềm năng hợp tác và quan hệ giữa hai nước. Với những thành tựu đã đạt được, hai bên cần tiếp tục mở rộng các cơ hội giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực phân phối và logistics lên một tầm cao mới, có sự tham gia chặt chẽ hơn của các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, doanh nghiệp để việc thực hiện thỏa thuận giữa hai bên thực chất và hiệu quả hơn.

Ông Quyền khẳng định, nhìn chung, những gì đã đạt được trong việc triển khai Thỏa thuận hợp tác về thiết lập cơ chế đối thoại chính sách trong lĩnh vực phân phối và logistics giữa hai Bộ rất có ý nghĩa,  tiềm năng hợp tác và mở rộng quan hệ còn rất lớn. Dựa trên những thành tựu đã đạt được, hai Bên cần tiếp tục mở rộng các cơ hội giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực phân phối và logistics lên một tầm cao mới, có sự tham dự chặt chẽ hơn của các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, doanh nghiệp, đơn vị có liên quan để việc thực hiện Thỏa thuận giữa hai Bộ thực chất và hiệu quả hơn.

 

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương

 

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 79,000 ▲200K 81,000 ▲200K
AVPL/SJC HCM 79,000 ▲200K 81,000 ▲200K
AVPL/SJC ĐN 79,000 ▲200K 81,000 ▲200K
Nguyên liệu 9999 - HN 68,850 ▲450K 69,450 ▲550K
Nguyên liệu 999 - HN 68,750 ▲450K 69,350 ▲550K
AVPL/SJC Cần Thơ 79,000 ▲200K 81,000 ▲200K
Cập nhật: 28/03/2024 23:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 68.500 ▲300K 69.800 ▲300K
TPHCM - SJC 79.100 ▲300K 81.100 ▲200K
Hà Nội - PNJ 68.500 ▲300K 69.800 ▲300K
Hà Nội - SJC 79.100 ▲300K 81.100 ▲200K
Đà Nẵng - PNJ 68.500 ▲300K 69.800 ▲300K
Đà Nẵng - SJC 79.100 ▲300K 81.100 ▲200K
Miền Tây - PNJ 68.500 ▲300K 69.800 ▲300K
Miền Tây - SJC 79.000 ▲200K 81.000 ▲100K
Giá vàng nữ trang - PNJ 68.500 ▲300K 69.800 ▲300K
Giá vàng nữ trang - SJC 79.100 ▲300K 81.100 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 68.500 ▲300K
Giá vàng nữ trang - SJC 79.100 ▲300K 81.100 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 68.500 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 68.400 ▲300K 69.200 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 50.650 ▲220K 52.050 ▲220K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 39.230 ▲170K 40.630 ▲170K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 27.540 ▲130K 28.940 ▲130K
Cập nhật: 28/03/2024 23:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 6,835 ▲30K 6,990 ▲30K
Trang sức 99.9 6,825 ▲30K 6,980 ▲30K
NT, 3A, ĐV Thái Bình 6,900 ▲30K 7,020 ▲30K
NT, 3A, ĐV Nghệ An 6,900 ▲30K 7,020 ▲30K
NT, 3A, ĐV Hà Nội 6,900 ▲30K 7,020 ▲30K
NL 99.99 6,830 ▲30K
Nhẫn tròn ko ép vỉ TB 6,830 ▲30K
Miếng SJC Thái Bình 7,930 ▲40K 8,115 ▲35K
Miếng SJC Nghệ An 7,930 ▲40K 8,115 ▲35K
Miếng SJC Hà Nội 7,930 ▲40K 8,115 ▲35K
Cập nhật: 28/03/2024 23:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 79,000 ▲100K 81,000 ▲100K
SJC 5c 79,000 ▲100K 81,020 ▲100K
SJC 2c, 1C, 5 phân 79,000 ▲100K 81,030 ▲100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 68,500 ▲250K 69,750 ▲300K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 68,500 ▲250K 69,850 ▲300K
Nữ Trang 99.99% 68,400 ▲250K 69,250 ▲300K
Nữ Trang 99% 67,064 ▲297K 68,564 ▲297K
Nữ Trang 68% 45,245 ▲204K 47,245 ▲204K
Nữ Trang 41.7% 27,030 ▲125K 29,030 ▲125K
Cập nhật: 28/03/2024 23:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,660.26 15,818.45 16,326.56
CAD 17,743.11 17,922.33 18,498.03
CHF 26,676.40 26,945.86 27,811.41
CNY 3,357.08 3,390.99 3,500.45
DKK - 3,515.18 3,649.93
EUR 26,018.34 26,281.16 27,446.04
GBP 30,390.95 30,697.93 31,684.00
HKD 3,086.91 3,118.09 3,218.25
INR - 296.34 308.20
JPY 158.69 160.29 167.96
KRW 15.84 17.60 19.20
KWD - 80,359.61 83,575.55
MYR - 5,182.84 5,296.09
NOK - 2,236.99 2,332.06
RUB - 255.43 282.77
SAR - 6,588.96 6,852.65
SEK - 2,268.45 2,364.86
SGD 17,871.79 18,052.31 18,632.18
THB 599.73 666.36 691.91
USD 24,580.00 24,610.00 24,950.00
Cập nhật: 28/03/2024 23:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,860 15,880 16,480
CAD 18,018 18,028 18,728
CHF 27,023 27,043 27,993
CNY - 3,362 3,502
DKK - 3,503 3,673
EUR #25,934 26,144 27,434
GBP 30,794 30,804 31,974
HKD 3,040 3,050 3,245
JPY 159.77 159.92 169.47
KRW 16.19 16.39 20.19
LAK - 0.68 1.38
NOK - 2,208 2,328
NZD 14,580 14,590 15,170
SEK - 2,247 2,382
SGD 17,823 17,833 18,633
THB 627.62 667.62 695.62
USD #24,555 24,595 25,015
Cập nhật: 28/03/2024 23:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,610.00 24,635.00 24,955.00
EUR 26,298.00 26,404.00 27,570.00
GBP 30,644.00 30,829.00 31,779.00
HKD 3,107.00 3,119.00 3,221.00
CHF 26,852.00 26,960.00 27,797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15,877.00 15,941.00 16,428.00
SGD 18,049.00 18,121.00 18,658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17,916.00 17,988.00 18,519.00
NZD 14,606.00 15,095.00
KRW 17.59 19.18
Cập nhật: 28/03/2024 23:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24593 24643 24983
AUD 15883 15933 16343
CAD 18015 18065 18469
CHF 27159 27209 27624
CNY 0 3394.2 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26474 26524 27027
GBP 31019 31069 31522
HKD 0 3115 0
JPY 161.65 162.15 166.68
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 18.4 0
LAK 0 1.0264 0
MYR 0 5340 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14574 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18196 18196 18548
THB 0 638.7 0
TWD 0 777 0
XAU 7930000 7930000 8070000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 28/03/2024 23:45