Giảm lãi suất cho doanh nghiệp: Cần nhưng chưa đủ

14:18 | 09/08/2012

817 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã điều chỉnh lãi suất với các khoản vay cũ xuống dưới 15%/năm. Đây là một tín hiệu vui cho các doanh nghiệp (DN) bởi thời gian qua lãi suất cho vay ở mức tương đối cao khiến các DN gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, điều này là cần nhưng chưa đủ.

Hàng tồn kho tăng cao

Việc nhiều NHTM đồng loạt tuyên bố giảm lãi suất cho vay với các khoản vay cũ theo khuyến nghị của NHNN đã đánh dấu một tín hiệu tích cực với bài toán chi phí tài chính của DN trong 2 quý cuối năm 2012. Dù vậy, rất nhiều DN khi được hỏi đều cho rằng, lãi suất không phải là yếu tố duy nhất quyết định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, mà Chính phủ cần có thêm những cơ chế, chính sách và biện pháp đủ mạnh để giúp DN vượt khó. Trong đó giải quyết hàng tồn kho cho DN để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề cốt lõi bởi quay vòng vốn nhanh sẽ góp một phần giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.

Theo điều tra của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, hiện chỉ có khoảng 30% DN nhỏ và vừa có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, 70% còn lại là không đạt chuẩn vay hoặc có hàng tồn kho quá nhiều nên vay thêm vốn đồng nghĩa với nguy cơ rủi ro càng gia tăng. Hiện nay, nhiều mặt hàng có sức mua chậm, hoặc kém tiêu thụ đang gây ra tình trạng hàng tồn kho ứ đọng, DN không bán được hàng và không quay vòng được vốn.

May mặc là ngành có nhiều hàng hóa tồn kho

Cụ thể, trong báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số tồn kho của một số ngành tăng cao: phân bón và hợp chất nitơ tăng 103,3%, sản xuất thiết bị truyền thông tăng 98,5%, sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 74,4%, sản xuất các thiết bị khác bằng kim loại tăng 68,5%, sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 61,5%. Một số mặt hàng quan trọng và có khối lượng sản xuất lớn cũng tồn kho cao. Trong đó, sản xuất linh kiện điện tử tăng 53,8%; sản xuất xi măng tăng 49,2%; chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 39,4%; may trang phục tăng 35%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 33,3%... Tính đến 1/7/2012, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến tăng 21% so với cùng thời điểm năm trước. Nhiều DN phải sản xuất cầm chừng, thu hẹp sản xuất, phải ngừng hoạt động trong nhiều tháng liên tiếp, thậm chí giải thể, phá sản.

Giải quyết tận gốc

Để giải quyết vấn đề này, ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ cho biết, trước mắt nên tập trung vào giải quyết hàng tồn kho và giải pháp quan trọng là đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại nước ngoài, giúp DN mở rộng thị trường xuất khẩu. Riêng đối với thị trường trong nước, đẩy mạnh kích cầu đầu tư để giải tỏa cho lĩnh vực xây dựng, sản xuất thép… qua đó tạo đầu ra cho sản xuất. Bởi nếu duy trì hàng tồn kho thì cái giá phải trả có thể sẽ lớn hơn nhiều việc bán thấp hơn để lấy vốn quay vòng, cũng như tận dụng những cơ hội mới trong tương lai.

Ngày 10/5/2012 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường... tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực chính: Thúc đẩy thị trường, tiêu thụ hàng tồn kho; tiết giảm chi phí đầu vào và hỗ trợ tiếp cận vốn vay cho DN. Thông qua các giải pháp nhằm giảm, giãn một số loại thuế, tiền thuê đất, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại trong năm 2012 để tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu; tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ sức mua; thực hiện lộ trình cải cách tiền lương... Với những nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, chỉ số hàng tồn kho đã có dấu hiệu giảm dần từ 34,9% trong tháng 3/2012 giảm xuống 21% trong tháng 7/2012. Như vậy, các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh đã bước đầu phát huy tác dụng, các DN đang dần lấy lại được sức mạnh của mình.

Dù vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong thời gian tới, các bộ, ngành vẫn cần thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 13/NQ-CP, đồng thời tiếp tục nỗ lực hơn với các biện pháp về tài chính, tiền tệ. Những giải pháp kích thích tiêu dùng cần tiếp tục được triển khai như giảm thuế giá trị gia tăng nhằm hạ cơ cấu giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm giá bán, tăng lượng tiêu thụ để tiếp sức cho DN, giảm thuế thu nhập cá nhân để kích cầu tiêu dùng cho người dân. Có chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần có gói kích cầu cho người tiêu dùng trong nước, trong đó tập trung ưu tiên cho đối tượng thu nhập thấp, người nghèo.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước có thể giúp DN tìm kiếm thị trường xuất khẩu, mở rộng việc tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa, đẩy mạnh các chương trình bình ổn, vận động “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, đưa hàng Việt về nông thôn qua hệ thống phân phối nhằm giảm giá thành cũng như cân đối cung - cầu trong nước. Đồng thời xem xét áp dụng hình thức hàng đổi hàng đối với các DN có sản phẩm là nguyên liệu đầu vào của DN khác nhưng tồn kho lớn…

GS.TS Trương Công Phú, chuyên gia kinh tế, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn kinh tế, Ủy ban Trung ương MTTQ VN cho biết: “Mục tiêu lâu dài của chúng ta là phải có bước đi phù hợp để tái cơ cấu nền kinh tế và thay đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển về chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu và tiến tới dựa vào chiều sâu là chủ yếu. Giải pháp căn cơ là phải giải quyết vấn đề thị trường. Các cơ quan nhà nước phải có giải pháp củng cố thị trường cũ và phát triển thị trường mới. Nếu không có nơi tiêu thụ thì khi tiêu thụ hết hàng tồn kho, nếu có sản xuất tiếp cũng sẽ không biết bán cho ai. Đối với thị trường trong nước, tôi cho rằng phải thực sự chú trọng tới thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nhưng nói thế vẫn chưa đủ, chúng ta phải xác định được sản xuất ra sản phẩm gì để người dân ở nông thôn có thể chấp nhận được chất lượng với giá cả phải chăng”.

Tuy nhiên, để thực sự đứng vững và vượt qua những tác động xấu từ môi trường bên ngoài thì chính bản thân DN phải tự tìm lối đi cho riêng mình để khẳng định thương hiệu và vị trí của DN. Chính các DN phải tự cân đối nguồn vốn, lao động, thị trường, công nghệ, đẩy mạnh liên doanh, liên kết, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, mặt khác cần chủ động hoạch định chiến lược phát triển phù hợp với lộ trình của đơn vị, nghiên cứu đánh giá thị trường, tiết giảm tối đa chi phí, tìm cách tạo việc làm mới cho người lao động… để vượt qua giai đoạn khó khăn và tạo được sự phát triển bền vững.

Như vậy, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp đồng bộ, điều quan trọng trước mắt vẫn luôn là đưa ra các giải pháp song song liên quan đến đầu ra và tồn kho của DN - vấn đề mấu chốt tạo nguồn thu cho trả nợ ngân hàng và tổng cung trong mối quan hệ với khả năng hấp thụ vốn của cả nền kinh tế. Nếu không, sự luẩn quẩn tăng trưởng - lạm phát vẫn hiển hiện đâu đó chưa giải quyết được trong năm 2012 này.

Dung Anh

(Năng lượng Mới số 144, ra thứ Ba ngày 7/8/2012)

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
AVPL/SJC HCM 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
AVPL/SJC ĐN 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,600 ▲350K 74,550 ▲350K
Nguyên liệu 999 - HN 73,500 ▲350K 74,450 ▲350K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
Cập nhật: 26/04/2024 09:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
Miền Tây - SJC 82.600 ▲600K 84.800 ▲500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.200 ▲200K 74.950 ▲150K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.200 ▲200K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.200 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.150 ▲250K 73.950 ▲250K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.210 ▲180K 55.610 ▲180K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.010 ▲140K 43.410 ▲140K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.510 ▲100K 30.910 ▲100K
Cập nhật: 26/04/2024 09:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,325 ▲20K 7,530 ▲20K
Trang sức 99.9 7,315 ▲20K 7,520 ▲20K
NL 99.99 7,320 ▲20K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,300 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,390 ▲20K 7,560 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,390 ▲20K 7,560 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,390 ▲20K 7,560 ▲20K
Miếng SJC Thái Bình 8,280 ▲50K 8,480 ▲50K
Miếng SJC Nghệ An 8,280 ▲50K 8,480 ▲50K
Miếng SJC Hà Nội 8,280 ▲50K 8,480 ▲50K
Cập nhật: 26/04/2024 09:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,600 ▲600K 84,800 ▲500K
SJC 5c 82,600 ▲600K 84,820 ▲500K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,600 ▲600K 84,830 ▲500K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,300 ▲200K 75,000 ▲200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,300 ▲200K 75,100 ▲200K
Nữ Trang 99.99% 73,100 ▲200K 74,200 ▲200K
Nữ Trang 99% 71,465 ▲198K 73,465 ▲198K
Nữ Trang 68% 48,111 ▲136K 50,611 ▲136K
Nữ Trang 41.7% 28,594 ▲83K 31,094 ▲83K
Cập nhật: 26/04/2024 09:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,112.17 16,274.92 16,797.08
CAD 18,090.44 18,273.17 18,859.45
CHF 27,072.22 27,345.68 28,223.04
CNY 3,429.67 3,464.31 3,576.00
DKK - 3,579.44 3,716.52
EUR 26,496.28 26,763.92 27,949.19
GBP 30,880.63 31,192.55 32,193.34
HKD 3,156.04 3,187.92 3,290.20
INR - 303.48 315.61
JPY 157.98 159.58 167.21
KRW 15.95 17.72 19.33
KWD - 82,209.56 85,496.44
MYR - 5,249.99 5,364.51
NOK - 2,265.53 2,361.72
RUB - 261.73 289.74
SAR - 6,740.29 7,009.77
SEK - 2,281.68 2,378.56
SGD 18,179.62 18,363.26 18,952.42
THB 605.24 672.49 698.24
USD 25,118.00 25,148.00 25,458.00
Cập nhật: 26/04/2024 09:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,300 16,400 16,850
CAD 18,311 18,411 18,961
CHF 27,302 27,407 28,207
CNY - 3,458 3,568
DKK - 3,595 3,725
EUR #26,720 26,755 28,015
GBP 31,305 31,355 32,315
HKD 3,162 3,177 3,312
JPY 159.52 159.52 167.47
KRW 16.64 17.44 20.24
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,272 2,352
NZD 14,869 14,919 15,436
SEK - 2,279 2,389
SGD 18,187 18,287 19,017
THB 631.94 676.28 699.94
USD #25,133 25,133 25,458
Cập nhật: 26/04/2024 09:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 26/04/2024 09:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25145 25145 25458
AUD 16348 16398 16903
CAD 18365 18415 18866
CHF 27510 27560 28122
CNY 0 3462.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26938 26988 27698
GBP 31441 31491 32159
HKD 0 3140 0
JPY 160.9 161.4 165.91
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0327 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14921 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19044
THB 0 645 0
TWD 0 779 0
XAU 8250000 8250000 8450000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 09:45