Hệ thống tiền tệ thế giới - lung lay vì sự cố định

07:00 | 24/07/2014

751 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau 150 năm thử nghiệm, thế giới vẫn không thể tổ chức được 1 hệ thống tài chính ổn định.

Năng lượng Mới số 340

70 năm trước đây trong tháng này, 730 đại biểu đã tập trung tại Bretton Woods, New Hampshire (Mỹ) để tranh luận về cố định tỷ giá hối đoái, khi càng cố gắng cố định tỷ giá càng có ít khả năng xoay sở để quản lý hoạt động kinh tế của mình. 30 năm trước khi Hội nghị Bretton Woods diễn ra, chiến tranh Thế giới thứ I đã phá hủy sự nỗ lực của các nước trong việc giải quyết nghịch lý trên bằng chế độ bản vị vàng. Mọi nỗ lực phục hồi lại hệ thống tiền tệ này trong những năm 20 của thế kỷ trước đã dẫn đến cuộc đại suy thoái và Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Hệ thống tỷ giá hối đoái được công nhận tại Hội nghị Bretton Woods chỉ kéo dài có một thế hệ. Sau 150 năm thử nghiệm, thế giới vẫn chưa thể giải quyết được các vấn đề trong cách vận hành hệ thống tiền tệ của mình.

Hầu hết các hệ thống tiền tệ đều là sản phẩm của sự ngẫu nhiên hơn là được thiết kế một cách có chủ đích. Hệ thống bản vị vàng cổ điển được phát triển tại một đế quốc đang trong quá trình công nghiệp hóa, đó là nước Anh. Thành công về mặt kinh tế của nó đã khuyến khích những nước khác chuyển sang sử dụng hệ thống này. Việc nước Đức áp dụng bản vị vàng vào năm 1871 đã đưa hai nền kinh tế hàng đầu châu Âu vào một tiêu chuẩn mới, khiến các nước khác cũng nhanh chóng thực hiện theo. Bản vị vàng là dầu bôi trơn của các hoạt động thương mại toàn cầu. Tỷ giá hối đoái được cố định tại nhiều nền kinh tế khác nhau, đồng thời dòng vốn được lưu thông mà không có bất kỳ trở ngại pháp lý nào. Mặc dù việc dòng vốn được lưu thông tự do làm hệ thống tiền tệ các nước trở nên dễ bị tổn thương hơn trước, hệ thống bản vị vàng vẫn tồn tại trong nhiều thập niên nhờ vào sự cam kết sắt đá của các chính phủ. Các cam kết này lại được xây dựng dựa trên sự ảnh hưởng chính trị tương đối yếu ớt của tầng lớp trung lưu và sức mạnh tương đối của các chủ nợ. Ngân hàng trung ương kiềm chế những hành động gây mất ổn định và cho vay lẫn nhau nhau trong thời gian khủng hoảng.

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã thay đổi tất cả những điều này. Các nước hiếu chiến thiết lập quyền kiểm soát dòng vốn và in tiền để chi trả cho chi phí chiến tranh. Châu Âu đã cố gắng vá các lỗ hổng của hệ thống sau khi chiến tranh kết thúc nhưng chính bản thân hệ thống bản vị vàng đã không còn có tác dụng. Dự trữ vàng ngày càng mất cân đối một cách nghiêm trọng; Pháp và Mỹ nhanh chóng trở thành những nước có trữ lượng vàng nhiều nhất, trong khi Anh và Đức thiếu một số lượng đáng kể. Sự đoàn kết giữa các ngân hàng trung ương cũng dần mất đi. Mỹ, có thời điểm kiểm soát 46% lượng vàng của thế giới, lẽ ra đã có thể cân bằng lại hệ thống bằng cách mở rộng cung tiền và cho phép giá tăng. Tuy nhiên, Mỹ từ chối làm như vậy do những vấn đề trong nước mà chủ yếu là mong muốn hạn chế sự bùng nổ của Phố Wall. Hệ thống tiền tệ vừa được hồi sinh đã vỡ vụn dưới sự căng thẳng của cuộc đại suy thoái. Các nền kinh tế đang gặp khó khăn đã buộc phải lựa chọn giữa việc cứu các ngân hàng trong nước và cố định giá trị đồng tiền của mình vào vàng. Các ngân hàng trung ương đã gặp nhau liên tục để thảo luận về cách để ngăn chặn cuộc khủng hoảng, nhưng thất bại trong việc làm hồi sinh lại tinh thần hợp tác của những năm 1914. Áo và Đức đã rời bỏ  hệ thống vào năm 193l. Đến năm 1936, chế độ bản vị vàng chính thức trở thành một phần lịch sử.

Trong những năm đầu tiên, các tổ chức Bretton Woods gần như không có đóng góp đáng kể. Các khoản cho vay của Ngân hàng Thế giới đối với châu Âu từ năm 1947 đến 1953 chỉ đạt mức 5% viện trợ của Mỹ theo kế hoạch Marshall. Với việc kiểm soát về vốn và thương mại đã được dỡ bỏ, căng thẳng trở nên rõ ràng. Khi các chính phủ vung tay quá trán vào các khoản phúc lợi và các cuộc phiêu lưu quân sự, mất cân bằng thương mại và lạm phát tăng vọt, làm giảm lòng tin vào hệ thống mới này. Đến cuối những năm 60 khó khăn đã không còn nằm trong tầm kiểm soát. Năm 1967, Anh buộc phải phá giá đồng tiền, sự tự tin của các nước trong hệ thống suy giảm nghiêm trọng. Và đến năm 1971, Tổng thống Richard Nixon đã chọn từ bỏ việc neo giá và hạ giá đồng tiền chứ không phải cắt giảm để cân đối ngân sách và kiểm soát lạm phát. Hầu hết các nước lớn đều từ bỏ hệ thống và thả nổi giá trị đồng tiền của mình.

Hệ thống tiền tệ thế giới -  lung lay vì sự cố định

Sự sụp đổ lặp đi lặp lại của chế độ tỷ giá hối đoái cố định chẳng khiến niềm tin vào ý tưởng này bị lung lay. Tại châu Âu, các nhà lãnh đạo đã giới thiệu hệ thống tiền tệ châu Âu vào năm 1979, tiền thân của khu vực đồng euro hiện nay. Tuy nhiên, thị trường liên tục tìm thấy lý do để đặt câu hỏi cho sự sẵn sàng thay đổi chính sách trong nước của các nền kinh tế ngoại vi. Một làn sóng hoài nghi đã thúc đẩy Anh và Ý tấn công vào hệ thống neo giá, đưa hai nước này ra khỏi hệ thống vào năm 1992. Tuy nhiên, Ý sau đó vẫn tiếp tục hội nhập tiền tệ sâu hơn với khu vực đồng euro. Cuộc khủng hoảng gần đây của khu vực đồng euro chỉ là bình mới rượu cũ.

Các nước đang phát triển cũng thấy hệ thống neo giá khó có thể cưỡng lại. Tỷ giá hối đoái cố định sẽ khuyến khích kỷ luật tiền tệ và kiềm chế lạm phát - vấn đề thường thấy của các nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, hệ thống neo giá thường xuyên kết thúc một cách đau đớn khi các nền kinh tế nợ quá nhiều này nhận ra nó không thể duy trì kỷ luật cần thiết để bảo vệ chính mình. Thị trường lung lay, các cuộc khủng hoảng nổ ra và buộc các nước phá giá đồng tiền - đáng kể nhất là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998.

Mặc dù lịch sử đã chứng minh, tỷ giá hối đoái thả nổi vẫn không được ưa chuộng.

Sự ác cảm đối với tỷ giá thả nổi là một bí ẩn. Lãi suất cố định có thể làm giảm chi phí đi vay, nhưng kết quả thường là nợ vượt trần và khủng hoảng. Công nghệ hiện đại làm giảm chi phí giao dịch tiền tệ. Nghiên cứu của IMF cho thấy, tỷ giá hối đoái linh hoạt làm giảm tính dễ bị tổn thương nền kinh tế vĩ mô và tài chính trong khủng hoảng. Theo Joseph Gagnon, cố vấn tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson, các nền kinh tế với chế độ tỷ giá thả nổi làm tốt hơn trong các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hậu quả của nó.

Lịch sử đã chỉ ra rằng, các thỏa thuận tiền tệ chỉ tồn tại khi được kinh tế chính trị hỗ trợ. Với những thay đổi lớn trong nền kinh tế toàn cầu đánh dấu bằng sự gia tăng của các nước mới nổi như hiện nay, rất khó để tưởng tượng rằng một hệ tiền tệ toàn cầu có thể tồn tại. Thật vậy, Trung Quốc tuyên bố sẽ dần dần giải phóng các tài khoản vốn của mình và khuyến khích thương mại bằng đồng nhân dân tệ. Đây có thể là hồi kết cho thời kỳ đôla bắt đầu từ Bretton Woods. Tuy nhiên, trên thực tế Trung Quốc vẫn ngập ngừng trong việc từ bỏ sự an toàn của một tỷ giá hối đoái được điều khiển. Thói quen từ thuở bản vị vàng quả là khó bỏ.

Phúc Lê

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,800 ▼200K 84,000
AVPL/SJC HCM 81,800 ▼200K 84,000
AVPL/SJC ĐN 81,800 ▼200K 84,000
Nguyên liệu 9999 - HN 73,250 ▼200K 74,200 ▼200K
Nguyên liệu 999 - HN 73,150 ▼200K 74,100 ▼200K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,800 ▼200K 84,000
Cập nhật: 25/04/2024 21:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 82.000 ▼500K 84.300 ▼200K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 25/04/2024 21:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,305 ▼15K 7,510 ▼15K
Trang sức 99.9 7,295 ▼15K 7,500 ▼15K
NL 99.99 7,300 ▼15K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,280 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,370 ▼15K 7,540 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,370 ▼15K 7,540 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,370 ▼15K 7,540 ▼15K
Miếng SJC Thái Bình 8,230 ▼10K 8,430 ▼10K
Miếng SJC Nghệ An 8,230 ▼10K 8,430 ▼10K
Miếng SJC Hà Nội 8,230 ▼10K 8,430 ▼10K
Cập nhật: 25/04/2024 21:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,000 ▼500K 84,300 ▼200K
SJC 5c 82,000 ▼500K 84,320 ▼200K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,000 ▼500K 84,330 ▼200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 74,800 ▼100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 74,900 ▼100K
Nữ Trang 99.99% 72,900 74,000 ▼100K
Nữ Trang 99% 71,267 ▼99K 73,267 ▼99K
Nữ Trang 68% 47,975 ▼68K 50,475 ▼68K
Nữ Trang 41.7% 28,511 ▼42K 31,011 ▼42K
Cập nhật: 25/04/2024 21:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,132.31 16,295.26 16,818.06
CAD 18,084.86 18,267.53 18,853.61
CHF 27,078.76 27,352.28 28,229.82
CNY 3,428.68 3,463.32 3,574.97
DKK - 3,581.24 3,718.38
EUR 26,509.78 26,777.56 27,963.40
GBP 30,937.15 31,249.64 32,252.22
HKD 3,157.93 3,189.82 3,292.16
INR - 303.56 315.69
JPY 158.10 159.69 167.33
KRW 15.97 17.75 19.36
KWD - 82,247.73 85,536.02
MYR - 5,254.14 5,368.74
NOK - 2,269.41 2,365.76
RUB - 261.89 289.91
SAR - 6,745.43 7,015.11
SEK - 2,290.51 2,387.76
SGD 18,188.62 18,372.35 18,961.78
THB 605.39 672.66 698.42
USD 25,137.00 25,167.00 25,477.00
Cập nhật: 25/04/2024 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,132 16,152 16,752
CAD 18,163 18,173 18,873
CHF 27,176 27,196 28,146
CNY - 3,428 3,568
DKK - 3,542 3,712
EUR #26,232 26,442 27,732
GBP 31,035 31,045 32,215
HKD 3,108 3,118 3,313
JPY 158.78 158.93 168.48
KRW 16.19 16.39 20.19
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,222 2,342
NZD 14,755 14,765 15,345
SEK - 2,240 2,375
SGD 18,046 18,056 18,856
THB 630.48 670.48 698.48
USD #25,070 25,070 25,477
Cập nhật: 25/04/2024 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,155.00 25,475.00
EUR 26,606.00 26,713.00 27,894.00
GBP 30,936.00 31,123.00 32,079.00
HKD 3,170.00 3,183.00 3,285.00
CHF 27,180.00 27,289.00 28,124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16,185.00 16,250.30 16,742.00
SGD 18,268.00 18,341.00 18,877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18,163.00 18,236.00 18,767.00
NZD 14,805.00 15,299.00
KRW 17.62 19.25
Cập nhật: 25/04/2024 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25155 25155 25477
AUD 16349 16399 16909
CAD 18342 18392 18848
CHF 27509 27559 28112
CNY 0 3463.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26943 26993 27703
GBP 31492 31542 32200
HKD 0 3140 0
JPY 160.89 161.39 165.9
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0381 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14917 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18446 18496 19057
THB 0 644.5 0
TWD 0 779 0
XAU 8250000 8250000 8420000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 25/04/2024 21:00