Không nên ưu đãi FDI trong ngành may xuất khẩu!

07:10 | 15/09/2014

1,352 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Những tháng đầu năm 2014, vốn FDI đổ vào ngành dệt may nước ta tăng mạnh dẫn đến việc cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt trong ngành dệt may càng thêm gay gắt. Về vấn đề này, phóng viên Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP HCM.

Năng lượng Mới số 355

PV: Thưa ông, tại TP HCM, 6 tháng đầu năm vốn đầu tư FDI vào ngành dệt may tăng cao. Tại các khu chế xuất - khu công nghiệp, hơn 80% vốn “ngoại” đổ vào ngành dệt may. Điều này có làm tăng áp lực cạch tranh cho các doanh nghiệp trong nước không?

Ông Phạm Xuân Hồng: Các doanh nghiệp trong nước không ngại cạnh tranh với FDI nhưng phải cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Hiện nay, doanh nghiệp FDI được nhiều ưu đãi về thuế, phí, đất đai... trong khi doanh nghiệp trong nước không được hưởng những ưu đãi này. Đó là sự thiếu công bằng.

Nếu khoảng 20 năm trước công nghệ của nước ta còn yếu, lao động phổ thông nhiều, để giải quyết công ăn việc làm cho người dân và phát triển công nghiệp thì kêu gọi FDI ồ ạt bằng mọi giá là có thể chấp nhận được. Nhưng hiện nay kinh tế, xã hội đã có những chuyển biến lớn, vì vậy chính sách kêu gọi đầu tư cũng nên thay đổi cho phù hợp với tình hình.

Đặc biệt, với ngành may mặc xuất khẩu thì không cần có chính sách ưu đãi để kêu gọi đầu tư FDI. Bởi lẽ đầu tư vào ngành này không cần vốn lớn, kỹ thuật không cao, các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn đủ sức đáp ứng yêu cầu thị trường. Nhà nước nên hướng những ưu đãi thu hút FDI vào ngành sợi, dệt, nhuộm... là những ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành may mà các doanh nghiệp trong nước chưa phát triển được.

Không nên ưu đãi FDI trong ngành may xuất khẩu!

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP HCM

PV: Tình trạng báo lỗ, chuyển giá của FDI có phải cũng đến sự cạnh tranh bất bình đẳng của FDI so với doanh nghiệp trong nước, thưa ông?

Ông Phạm Xuân Hồng: Doanh nghiệp FDI ở lĩnh vực may mặc ngày càng nhiều và áp đảo sản xuất trong nước. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI trong ngành dệt may chiếm trên 60%. Tình trạng chuyển giá, báo lỗ, trốn thuế vẫn chưa được giải quyết triệt để đã tạo sự cạnh tranh không công bằng của FDI với doanh nghiệp Việt ngay trên sân nhà. Có thể thấy, phần lớn doanh nghiệp FDI không báo lãi nhiều. Những năm trước là báo lỗ. Một vài năm gần đây khi Cục Thuế báo động quá thì họ điều chỉnh lại từ lỗ sang huề vốn. Làm so sánh đơn giản, một doanh nghiệp may trong nước lãi 70 tỉ đồng/năm thì phải đóng thuế 15-18 tỉ đồng, trong khi doanh nghiệp FDI cùng quy mô nhưng báo lỗ, không đóng đồng thuế nào cả thì rõ ràng là thua thiệt cho doanh nghiệp Việt.

Các cơ quan quản lý của nước ta kiểm soát không tốt nên mới có chuyện doanh nghiệp FDI chuyển giá, báo lỗ nhiều như thế. Đáng lý, doanh nghiệp nào lỗ 2 năm liên tiếp thì không cho đầu tư thêm nữa. Chứ tại sao doanh nghiệp lỗ mà vẫn cho phép mở rộng? Chúng ta thu hút FDI nhằm mục đích giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và có phần đóng góp về cho ngân sách Nhà nước. Nhưng thực tế, giá lao động nước ta rẻ hơn nhiều nước trong khu vực thì đây là lợi thế để FDI tận dụng thu lợi về cho họ. Trong khi đó, FDI lại báo lỗ, không thu được thuế thì thu hút đầu tư làm gì. Đó là chưa kể chúng ta còn phải gánh chịu một lượng chất thải công nghiệp thải ra môi trường.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trong Hội cũng phản ảnh chuyện các doanh nghiệp FDI chia nhỏ bậc lương công nhân hơn so với doanh nghiệp Việt của ta. Do đó, họ đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân thấp hơn, cũng tạo ra sự bất bình đẳng. Các cơ quan quản lý nên giám sát, làm rõ tình trạng này.

PV: Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế thì FDI đổ vốn mạnh vào ngành dệt may để đón lõng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo ông, hiệp định này sẽ đem lại lợi ích như thế nào cho ngành dệt may nước ta?

Ông Phạm Xuân Hồng: Trên lý thuyết thì TPP sẽ mang lại rất nhiều lợi thế cho ngành dệt may, đặc biệt là thuế suất ưu đãi vào thị trường các nước tham gia TPP. Tuy nhiên, chắc gì sau khi TPP có hiệu lực thì chúng ta khai thác được nhiều lợi thế từ hiệp định này bởi muốn được hưởng thuế suất ưu đãi thì nguyên phụ liệu sản xuất phải từ các nước trong TPP. Đó còn là thách thức bởi hiện nay trong nước chưa cung cấp đầy đủ nguyên phụ liệu mà phần lớn nhập khẩu, trong đó có nhập từ Trung Quốc, mà Trung Quốc không tham gia TPP. Cụ thể, tại TP HCM nguồn nguyên phụ liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 30% cho ngành dệt may xuất khẩu, còn lại phải nhập khẩu, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng 50%.

PV: Với Hiệp định TPP, giữa FDI và doanh nghiệp Việt ai được hưởng lợi nhiều hơn, thưa ông?

Ông Phạm Xuân Hồng: Thực sự nếu nói về TPP thì lợi thế của FDI và doanh nghiệp trong nước không khác gì lắm. Vì FDI cũng nhập nguyên liệu, doanh nghiệp Việt cũng nhập nguyên liệu. Chỉ có khác ở chỗ nếu doanh nghiệp nào đang khai thác được nhiều nguyên liệu từ các nước trong TPP thì sẽ có lợi thế hơn. Còn những doanh nghiệp chỉ mua nguyên liệu từ Trung Quốc sẽ không được hưởng ưu đãi thuế suất.

PV: Vừa qua, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng năm 2015 lên 15,1% so với năm 2014. Chính sách tăng lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng đến ngành dệt may như thế nào, thưa ông?

Ông Phạm Xuân Hồng: Theo tôi biết, hầu hết các doanh nghiệp dệt may đã trả lương thực tế cao hơn lương tối thiểu khá nhiều, bởi nếu cứ trả theo đúng lương tối thiểu thì rất khó để giữ lao động. Vì thị trường lao động cũng có sự cạnh tranh, ai trả thấp, người lao động sẽ bỏ việc. Nhưng như đã nói trên, bảng lương của doanh nghiệp Việt thường được xây dựng cao hơn so với FDI, cho nên khi lương tối thiểu tăng, chi phí mà doanh nghiệp Việt phải đóng sẽ cao hơn doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp dệt may cũng đã ý thức vai trò của người lao động trong sự phát triển của mình bởi đây là ngành sử dụng nhiều lao động, nhưng giải quyết mâu thuẫn giữa chi phí sản xuất và đời sống người lao động sẽ là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

PV: Có thông tin, gần đây doanh nghiệp dệt may thiếu đơn hàng. Tình trạng này có không, thưa ông?

Ông Phạm Xuân Hồng: Nhìn chung các doanh nghiệp dệt may đã có kế hoạch sản xuất đến cuối năm, đặc biệt có một số doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất đến giữa năm 2015. Nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, kế hoạch sản xuất chưa ổn định, có thời điểm thiếu nhưng cũng không nhiều. Hội Dệt may thêu đan TP HCM khuyến khích các doanh nghiệp đưa thông tin sản xuất về cho hội để hội có biện pháp liên kết doanh nghiệp cùng hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn, đẩy mạnh sản xuất. Trong tình hình hiện nay làm may mặc cũng không có lợi nhuận bao nhiêu, vì phần lớn vẫn là làm gia công, giá trị gia tăng không cao, nhưng nhìn cơ bản trong hoàn cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thì ngành may vẫn tương đối ổn định.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mai Phương (thực hiện)

 

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
AVPL/SJC HCM 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
AVPL/SJC ĐN 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
Nguyên liệu 9999 - HN 68,950 ▲100K 69,500 ▲50K
Nguyên liệu 999 - HN 68,850 ▲100K 69,400 ▲50K
AVPL/SJC Cần Thơ 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
Cập nhật: 29/03/2024 22:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
TPHCM - SJC 78.800 ▼300K 80.800 ▼300K
Hà Nội - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Hà Nội - SJC 78.800 ▼300K 80.800 ▼300K
Đà Nẵng - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Đà Nẵng - SJC 78.800 ▼300K 80.800 ▼300K
Miền Tây - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Miền Tây - SJC 79.000 81.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Giá vàng nữ trang - SJC 78.800 ▼300K 80.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 69.300 ▲800K
Giá vàng nữ trang - SJC 78.800 ▼300K 80.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 69.300 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 69.200 ▲800K 70.000 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 51.250 ▲600K 52.650 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 39.700 ▲470K 41.100 ▲470K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 27.870 ▲330K 29.270 ▲330K
Cập nhật: 29/03/2024 22:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 6,885 ▲50K 7,040 ▲50K
Trang sức 99.9 6,875 ▲50K 7,030 ▲50K
NT, 3A, ĐV Thái Bình 6,950 ▲50K 7,070 ▲50K
NT, 3A, ĐV Nghệ An 6,950 ▲50K 7,070 ▲50K
NT, 3A, ĐV Hà Nội 6,950 ▲50K 7,070 ▲50K
NL 99.99 6,880 ▲50K
Nhẫn tròn ko ép vỉ TB 6,880 ▲50K
Miếng SJC Thái Bình 7,880 ▼50K 8,080 ▼35K
Miếng SJC Nghệ An 7,880 ▼50K 8,080 ▼35K
Miếng SJC Hà Nội 7,880 ▼50K 8,080 ▼35K
Cập nhật: 29/03/2024 22:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 79,000 81,000
SJC 5c 79,000 81,020
SJC 2c, 1C, 5 phân 79,000 81,030
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 69,200 ▲700K 70,450 ▲700K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 69,200 ▲700K 70,550 ▲700K
Nữ Trang 99.99% 69,100 ▲700K 69,950 ▲700K
Nữ Trang 99% 67,757 ▲693K 69,257 ▲693K
Nữ Trang 68% 45,721 ▲476K 47,721 ▲476K
Nữ Trang 41.7% 27,322 ▲292K 29,322 ▲292K
Cập nhật: 29/03/2024 22:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,728.49 15,887.36 16,397.67
CAD 17,838.70 18,018.89 18,597.66
CHF 26,804.54 27,075.29 27,944.96
CNY 3,362.31 3,396.27 3,505.89
DKK - 3,514.56 3,649.29
EUR 26,020.03 26,282.86 27,447.78
GBP 30,490.41 30,798.39 31,787.64
HKD 3,088.58 3,119.77 3,219.98
INR - 296.75 308.63
JPY 158.93 160.54 168.22
KRW 15.91 17.67 19.28
KWD - 80,424.52 83,642.95
MYR - 5,198.02 5,311.59
NOK - 2,236.06 2,331.08
RUB - 255.72 283.10
SAR - 6,594.46 6,858.36
SEK - 2,266.43 2,362.75
SGD 17,918.05 18,099.04 18,680.38
THB 601.86 668.73 694.37
USD 24,600.00 24,630.00 24,970.00
Cập nhật: 29/03/2024 22:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,875 15,895 16,495
CAD 18,011 18,021 18,721
CHF 27,001 27,021 27,971
CNY - 3,367 3,507
DKK - 3,501 3,671
EUR #25,930 26,140 27,430
GBP 30,793 30,803 31,973
HKD 3,041 3,051 3,246
JPY 159.9 160.05 169.6
KRW 16.26 16.46 20.26
LAK - 0.68 1.38
NOK - 2,211 2,331
NZD 14,593 14,603 15,183
SEK - 2,248 2,383
SGD 17,848 17,858 18,658
THB 629.89 669.89 697.89
USD #24,563 24,603 25,023
Cập nhật: 29/03/2024 22:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,620.00 24,635.00 24,955.00
EUR 26,213.00 26,318.00 27,483.00
GBP 30,653.00 30,838.00 31,788.00
HKD 3,106.00 3,118.00 3,219.00
CHF 26,966.00 27,074.00 27,917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15,849.00 15,913.00 16,399.00
SGD 18,033.00 18,105.00 18,641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17,979.00 18,051.00 18,585.00
NZD 14,568.00 15,057.00
KRW 17.62 19.22
Cập nhật: 29/03/2024 22:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24612 24662 25002
AUD 15963 16013 16415
CAD 18109 18159 18560
CHF 27305 27355 27767
CNY 0 3399.9 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26480 26530 27037
GBP 31120 31170 31630
HKD 0 3115 0
JPY 161.92 162.42 166.95
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 18.4 0
LAK 0 1.0254 0
MYR 0 5340 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14609 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18235 18235 18596
THB 0 642.4 0
TWD 0 777 0
XAU 7910000 7910000 8060000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 29/03/2024 22:00