Thị trường liên ngân hàng:

Lại cho phép các tổ chức tín dụng gửi tiền lẫn nhau

06:34 | 19/01/2013

13,195 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Ngày 7/1/2013, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 01/2013/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 21/2012/TT-NHNN, trong đó điều chỉnh các vấn đề về các hoạt động cho vay, đi vay, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng. Quan trọng hơn, Thông tư 01/2013 đã mở lại cánh cửa gửi tiền lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng (TCTD).

Cấm vì thị trường mất kiểm soát

Ngày 18/6/2012, NHNN ban hành Quyết định số 21/2012/TT-NHNN quy định hoạt động cho vay, đi vay, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên thị trường tiền tệ thay thế cho quy chế hiện hành áp dụng từ năm 2001. Theo đó, Thông tư (TT) 21 có hiệu lực từ 1/9/2012 quy định các TCTD chỉ được phép cho vay và vay lẫn nhau với thời hạn dưới một năm, không được gửi và nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền đó gửi để phục vụ mục đích thanh toán.

Với quy định mới này, thị trường liên ngân hàng (LNH) ít nhiều bị ảnh hưởng khi hoạt động gửi tiền lẫn nhau mang lại nhiều lợi ích cho các bên chính thức bị cấm cửa. Nhiều TCTD dư thừa vốn cũng không thể sử dụng vốn để kinh doanh, trong khi một số TCTD yếu kém không thể bổ sung thanh khoản bằng hình thức nhận tiền gửi trong điều kiện không đáp ứng được các yêu cầu vay vốn. Chính vì vậy, chỉ trong vòng 3 tháng cuối năm 2012, nhiều TCTD yếu kém lộ rõ thực chất quá trình hoạt động đã phải cầu cứu hỗ trợ của NHNN qua thị trường OMO.

Doanh số giao dịch LNH giảm mạnh sau khi TT 21 có hiệu lực (nguồn số liệu NHNN)

Trước đó, thị trường LNH gần như không được tổ chức và sắp xếp một thời gian dài. Hệ quả tất yếu của việc buông lỏng quản lý chính là nợ xấu gia tăng và bất ổn lãi suất trên thị trường. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011, nhu cầu thanh khoản khiến lãi suất trên thị trường LNH có lúc đã vọt lên 30% cho kỳ hạn 1 tháng. Để ngân hàng tránh bị thua thiệt lãi suất tín dụng cho vay ra cho đối với nền kinh tế (doanh nghiệp, cá nhân) cũng bị đẩy lên cao hơn.

Hiệu ứng đổ vỡ domino xuất hiện khi vốn vay của doanh nghiệp bị xếp nhóm nợ xấu, lập tức bất ổn dồn ngược lại, khiến những ngân hàng này không thanh toán được nợ vay thanh khoản LNH đáo hạn, ngân hàng chủ nợ cũng bị đẩy vào tình trạng bị động cân đối nguồn vốn. Nợ xấu cho vay liên ngân hàng từ đó phát sinh và cứ thế gia tăng.

Nguy hiểm ở chỗ do chạy đua lãi suất trên thị trường LNH nên lãi suất tín dụng cung cấp cho nền kinh tế tiếp tục bị đẩy lên cao hơn, doanh nghiệp càng khó có thể thực hiện được nghĩa vụ thanh toán và những khoản nợ bị xếp vào nhóm nợ xấu ngày càng gia tăng. Số liệu nợ xấu toàn ngành ngân hàng năm 2012 lên tới khoảng 10% (so với mức quy định dưới 3%) là minh chứng rõ nhất cho điều này.

Vì thế khi TT 21 ra đời đã hạn chế mặt tiêu trái trong hoạt động giao dịch LNH, giúp kiểm soát chặt chẽ các khoản đi vay, cho vay giữa các TCTD thể hiện rõ nhất qua sự hạ nhiệt của cả lãi suất cũng như doanh số giao dịch trên thị trường này. Lãi suất bình quân LNH hiện chỉ dao động và ổn định ở mức từ 6-9% /năm cho kỳ hạn 1 tháng và doanh số giao dịch cũng chỉ còn khoảng một nửa so với mức trước đó.

Đánh giá về thành công của TT 21, nhiều nhà phân tích nhận định: sau khi được triển khai, TT 21 cơ bản đã đạt được những thành công nhất định khi giúp NHNN phát huy vai trò của mình, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các TCTD, sắp xếp lại hoạt động thị trường LNH đã bị buông lỏng quản lý một thời gian dài…

Điểm dễ nhận thấy nhất là ngay sau khi TT 21 có hiệu lực, các TCTD yếu kém đã lộ diện và buộc phải tái cơ cấu theo phương án của mình hoặc theo yêu cầu của NHNN khi không thể bước chân vào thị trường LNH. Nhờ vậy, bước đầu quá trình tái cơ cấu các TCTD đã thành công với khoảng 10 TCTD được hợp nhất, sáp nhập với các TCTD khác.

Cũng bằng TT 21, trật tự trên thị trường LNH được lập lại, thị trường LNH được trả về chức năng chính của nó là điều chỉnh vốn ngắn hạn để hỗ trợ thanh khoản thay vì mục đích kinh doanh vốn. Đồng thời, giúp cho NHNN thực hiện được vai trò là “người cứu cánh” cuối cùng cho các TCTD trên Thị trường tiền tệ chứ không phải là các TCTD trường vốn như trong thời gian qua. Nhờ đó, tín dụng cũng tăng trưởng hơn. Lãi suất cho vay đối với nền kinh tế do đó cũng hạ nhiệt trông thấy.

Thông tư 21 còn nhiều điểm bất cập?

Tuy mang đến nhiều tích cực nhưng sau một thời gian triển khai, TT 21 cũng bộc lộ nhiều nhược điểm và tác động nhiều đến lợi ích của các TCTD khiến xảy ra tình trạng lách luật để tiếp tục gửi tiền lẫn nhau của một số TCTD.

Với TT 21, NHNN chính thức lái hoạt động gửi tiền trên LNH sang cho vay. Do đó, thay vì giao dịch tín chấp như trước đây, giao dịch trên LNH sẽ được điều chỉnh “chọn mặt gửi vàng” với từng TCTD nhất định và yêu cầu tài sản bảo đảm tiền vay. Hệ lụy là hàng loạt ngân hàng nhỏ và công ty tài chính bị gạt ra ngoài cuộc chơi do không đáp ứng đủ các yêu cầu tài sản thế chấp. Đồng thời, mỗi khoản cho vay ra trên LNH thì ngân hàng cho vay đều phải trích lập dự phòng, vì vậy, lợi nhuận sẽ bị bào mòn.

Trong bối cảnh hoạt động ngành ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn thì đây là ảnh hưởng không hề nhỏ. Đồng thời, cơ chế giao dịch tín chấp mất đi cũng đồng nghĩa với việc các TCTD không còn tin tưởng nhau trong mọi giao dịch - đây sẽ là một tác nhân tạo ra sự nghi ngờ giữa người dân gửi tiền và các ngân hàng và có thể gây ra đổ vỡ hệ thống.

Bên cạnh đó, vì dư thừa vốn, chịu áp lực lợi nhuận trong khi đầu ra tín dụng cho nền kinh tế (thị trường 1) đang gặp nhiều khó khăn, vì vậy, các TCTD này đã tìm cách lách luật TT 21 để thực hiện giao dịch kinh doanh vốn trên LNH hoặc tìm cách đầu tư (mua trái phiếu - tuy nhiên, kênh đầu tư này ít hấp dẫn do lợi tức thu được không đủ bù đắp lãi suất huy động).

Theo nhiều chuyên gia, để lách TT 21 giao dịch trên LNH, các ngân hàng chỉ cần thay đổi hợp đồng tiền gửi thành hợp đồng tiền vay với một số điều chỉnh nhất định về tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, hình thức biến tướng này đang mang lại nhiều rủi ro đối với ngân hàng cho vay khi tài sản bảo đảm cho vay chỉ là hình thức.

Giao dịch trên thị trường LNH sẽ tiếp tục sôi động?

Để tránh phải trích lập dự phòng cao cho khoản vay trên LNH, các ngân hàng sẽ chủ yếu cho vay kỳ hạn ngắn, đến hạn có thể đáo hạn cho vay lại, nhằm tránh khoản vay bị quá hạn rơi vào nợ xấu.

Ngoài ra, để lách quy định này, các ngân hàng có thể thỏa thuận vay vốn lẫn nhau để đáo hạn khoản nợ cũ trước ngày quá hạn thứ 10, hoặc có thể chuyển từ giao dịch tiền vay sang giao dịch mua bán ngoại tệ để không phải trích lập dự phòng.

Thực tế diễn biến trên thị trường LNH từ báo cáo hàng tuần cho thấy, sau thời điểm 1/9/2012 các giao dịch tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn, đồng thời giao dịch mua bán ngoại tệ tăng mạnh.

Ngoài ra, một số ngân hàng còn tìm cách lách quy định cấm gửi tiền lẫn nhau thông qua nhiều cách thức như biến hợp đồng gửi tiền thành hợp đồng vay mượn, cho nhân viên vay sau đó lấy tiền này đi gửi lại tại các ngân hàng khác.

Thông tư 01/2013 sẽ được nhiều TCTD ủng hộ?

Sau 4 tháng triển khai TT 21, theo đánh giá thị trường LNH đã trở lại quỹ đạo và nằm trong tầm kiểm soát của NHNN. Về cơ bản, thị trường LNH đã ổn định sau khi được siết chặt thêm nhằm tránh lặp lại các rủi ro và củng cố những thành quả đã đạt được của giai đoạn đầu tái cơ cấu các TCTD. Một số TCTD yếu kém đã được nhận diện đầy đủ và thực hiện tái cơ cấu.

Đến nay, NHNN đã trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ phương án cơ cấu lại của 8/9 ngân hàng. Trên cơ sở phương án đã được NHNN phê duyệt, 3 ngân hàng đã tiến hành hợp nhất với nhau, 1 ngân hàng đã sáp nhập vào ngân hàng khác, 3 ngân hàng đang tiến hành tự cơ cấu lại và 1 ngân hàng sẽ hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác. Hiện chỉ còn một ngân hàng chờ thẩm định phương án tái cơ cấu.

Như vậy, nguy cơ bất ổn từ những TCTD yếu kém này cơ bản đã được ngăn chặn và không có lý do gì để hạn chế các TCTD lành mạnh gửi tiền lẫn nhau!

Vì vậy, TT 01 nới lỏng quy định để cho phép “các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tốt đa là 3 tháng tại các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác” có thể là việc minh chứng cho nhận định của NHNN về sự ổn định của thị trường LNH.

Mặt khác, tình trạng dư thừa vốn tại một số ngân hàng lớn trong khi NHNN luôn phải thông qua OMO để bơm vốn hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD. Tính hết ngày 15/1/2013, khối lượng vốn đã bơm ra thông qua OMO còn lưu thông đạt 2.177 tỉ đồng. Vì vậy, mở lại cánh cửa gửi tiền lẫn nhau giữa các ngân hàng sẽ làm giảm áp lực bơm vốn của NHNN khi mà áp lực kiểm soát thanh khoản không còn cấp bách như trước.

Bên cạnh đấy, TT 01 cho phép các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 3 tháng cũng là quá đủ để nhiều ngân hàng tiếp tục gia tăng lợi nhuận từ kinh doanh vốn. Trên thực tế, hoạt động giao dịch trên LNH thường rơi vào các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng, nên NHNN mở lại cánh cửa gửi tiền qua TT 01 sẽ giúp nhiều ngân hàng có thể thực hiện kinh doanh vốn dễ dàng hơn và các TCTD khác có nhu cầu thanh khoản tạm thời cũng dễ dàng được đáp ứng mà không cần phải nhờ sự hỗ trợ của NHNN.

Đồng thời, giao dịch vốn dễ dàng hơn trên LNH cũng phần nào giúp khơi thông dòng vốn cung cấp cho thị trường 1 (dân cư), tạo đà cho phục hồi kinh tế. Chính vì vậy, mở lại cánh cửa gửi tiền giữa các TCTD hiện nay là bước đi cần thiết đáp ứng nhu cầu của cả NHNN và các TCTD nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của cả hệ thống.

Thành Trung

 

 

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,000 84,000
AVPL/SJC HCM 82,000 84,000
AVPL/SJC ĐN 82,000 84,000
Nguyên liệu 9999 - HN 73,450 74,400
Nguyên liệu 999 - HN 73,350 74,300
AVPL/SJC Cần Thơ 82,000 84,000
Cập nhật: 25/04/2024 02:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 82.500 84.500
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 25/04/2024 02:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,320 7,525
Trang sức 99.9 7,310 7,515
NL 99.99 7,315
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,295
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,385 7,555
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,385 7,555
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,385 7,555
Miếng SJC Thái Bình 8,240 8,440
Miếng SJC Nghệ An 8,240 8,440
Miếng SJC Hà Nội 8,240 8,440
Cập nhật: 25/04/2024 02:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,500 84,500
SJC 5c 82,500 84,520
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,500 84,530
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 74,900
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 75,000
Nữ Trang 99.99% 72,900 74,100
Nữ Trang 99% 71,366 73,366
Nữ Trang 68% 48,043 50,543
Nữ Trang 41.7% 28,553 31,053
Cập nhật: 25/04/2024 02:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,099.42 16,262.04 16,783.75
CAD 18,096.99 18,279.79 18,866.22
CHF 27,081.15 27,354.69 28,232.26
CNY 3,433.36 3,468.04 3,579.84
DKK - 3,572.53 3,709.33
EUR 26,449.58 26,716.75 27,899.85
GBP 30,768.34 31,079.13 32,076.18
HKD 3,160.05 3,191.97 3,294.37
INR - 304.10 316.25
JPY 159.03 160.63 168.31
KRW 16.01 17.78 19.40
KWD - 82,264.83 85,553.65
MYR - 5,261.46 5,376.21
NOK - 2,279.06 2,375.82
RUB - 261.17 289.12
SAR - 6,753.41 7,023.40
SEK - 2,294.19 2,391.60
SGD 18,200.78 18,384.62 18,974.42
THB 606.76 674.18 700.00
USD 25,147.00 25,177.00 25,487.00
Cập nhật: 25/04/2024 02:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,185 16,205 16,805
CAD 18,232 18,242 18,942
CHF 27,274 27,294 28,244
CNY - 3,437 3,577
DKK - 3,554 3,724
EUR #26,312 26,522 27,812
GBP 31,082 31,092 32,262
HKD 3,115 3,125 3,320
JPY 159.48 159.63 169.18
KRW 16.26 16.46 20.26
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,233 2,353
NZD 14,810 14,820 15,400
SEK - 2,258 2,393
SGD 18,099 18,109 18,909
THB 632.32 672.32 700.32
USD #25,135 25,135 25,487
Cập nhật: 25/04/2024 02:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,185.00 25,187.00 25,487.00
EUR 26,723.00 26,830.00 28,048.00
GBP 31,041.00 31,228.00 3,224.00
HKD 3,184.00 3,197.00 3,304.00
CHF 27,391.00 27,501.00 28,375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16,226.00 16,291.00 16,803.00
SGD 18,366.00 18,440.00 19,000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18,295.00 18,368.00 18,925.00
NZD 14,879.00 15,393.00
KRW 17.79 19.46
Cập nhật: 25/04/2024 02:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25195 25195 25487
AUD 16325 16375 16880
CAD 18364 18414 18869
CHF 27519 27569 28131
CNY 0 3469.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26892 26942 27645
GBP 31326 31376 32034
HKD 0 3140 0
JPY 161.93 162.43 166.97
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0346 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14885 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18459 18509 19066
THB 0 646 0
TWD 0 779 0
XAU 8230000 8230000 8400000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 25/04/2024 02:00