“Cởi trói” cho doanh nghiệp Nhà nước như thế nào? (Bài 1)

07:00 | 18/11/2014

1,121 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
LTS: Để thực sự tạo ra một cuộc “cách mạng” về môi trường kinh doanh, các chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã kiến nghị, điều quan trọng nhất là phải sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp nhằm bãi bỏ các quy định bất hợp lý đang bó tay bó chân, làm khó các DNNN. Từ số báo này, Năng lượng Mới khởi đăng loạt bài với chủ đề ““Cởi trói” DNNN như thế nào?” nhằm chuyển tải đến bạn đọc những gì đang cản trở sự phát triển của DNNN và những kiến nghị.

Năng lượng Mới số 375

Bài 1: TS Nguyễn Minh Phong Doanh nghiệp Nhà nước “1 cổ 2 tròng”

Theo Đề án Tái cơ cấu DNNN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, DNNN được xác định là nòng cốt để kinh tế Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng định hướng, điều tiết và ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, thời gian qua, vai trò của DNNN trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và đóng góp của DNNN vào nền kinh tế là chưa tương xứng... Xung quanh vấn đề này, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, đây là cách hiểu lạc hậu, chưa thấu tình, đạt lý bởi DNNN đang phải gánh nhiều nhiệm vụ, cả nhiệm vụ xã hội lẫn nhiệm vụ công ích.

Vai trò bất khả thay thế

PV: Trước hết, xin ông cho biết quan điểm của mình về vai trò của DNNN trong nền kinh tế hiện nay?

TS Nguyễn Minh Phong: Chúng ta phải khẳng định rằng, dù là giai đoạn trước hay sau hội nhập kinh tế quốc tế, đi lên xây dựng nền kinh tế thị trường thì vai trò của khu vực kinh tế nhà nước (KTNN), trong đó có DNNN vẫn hết sức to lớn, là lực lượng tiên phong, nòng cốt và là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Điều này không chỉ đúng ở Việt Nam còn ở hầu hết các nền kinh tế khác ví như Hoa Kỳ vẫn còn tới 25% số doanh nghiệp là DNNN. Hay như Malaysia, DNNN chiếm tới 60% số lượng doanh nghiệp và 60-70% doanh nghiệp niêm yết trên sàn là DNNN.

PV: Còn KTNN thì sao, nó có đồng nhất với vai trò của DNNN không, thưa ông?

TS Nguyễn Minh Phong: Chúng ta phải khẳng định rằng, về tên gọi, KTNN khác DNNN và nội hàm của KTNN rộng hơn, bao quát hơn mà trong nó DNNN chỉ là một bộ phận. Ví như giai đoạn 1986-1990, KTNN bao gồm các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, các công ty kinh doanh thương nghiệp, ăn uống, xí nghiệp vận tải, xây dựng và dịch vụ phục vụ đời sống... của Nhà nước. Còn giai đoạn từ năm 2010 đến nay, khi Luật Doanh nghiệp Nhà nước bị xóa bỏ, các DNNN thực hiện chuyển đổi sang dạng doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thì KTNN bao gồm các DNNN 100% vốn Nhà nước đã chuyển đổi hình thức theo Luật Doanh nghiệp và phần vốn, tài sản Nhà nước trong các doanh nghiệp khác đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Theo Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN thì “DNNN là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, bao gồm doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên”.

Nghị định 99/2012/NĐ-CP còn khẳng định, Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Nhà nước chỉ đầu tư vốn, tài sản vào doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, lĩnh vực, khâu then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để KTNN thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.

PV: Vậy chúng ta phải hiểu vai trò của khu vực KTNN, mà cụ thể là DNNN như thế nào?

TS Nguyễn Minh Phong: Với giá trị to lớn về tài sản vật chất và phi vật chất, có thể nói, vai trò chủ đạo của KTNN là đương nhiên, không thể phủ nhận và không thể thay thế bởi bất kỳ thành phần kinh tế phi nhà nước nào khác. Hơn nữa, nếu trước đổi mới, chỉ có thành phần KTNN là chủ yếu, nên DNNN cũng đồng thời có vai trò chủ đạo trong khu vực doanh nghiệp xã hội thì nay, cùng với sự phát triển kinh tế đa thành phần và quá trình hội nhập, các DNNN sẽ ngày càng giảm dần vai trò chủ đạo theo nghĩa truyền thống. Vai trò chủ đạo của KTNN, của DNNN sẽ biến đổi theo hướng, từ chủ đạo tuyệt đối về lượng, lĩnh vực kinh doanh, sang chỉ chủ đạo trong lĩnh vực mà tư nhân không thể, không muốn đảm nhiệm và Nhà nước cần độc quyền.

Nói cách khác, DNNN sẽ giảm dần vai trò của mình trong nền kinh tế vì lợi nhuận, ngày càng thu hẹp sự chủ đạo từ phạm vi toàn bộ nền kinh tế để tập trung vào một số lĩnh vực, ngành kinh tế chủ chốt. Đồng thời, vai trò chủ đạo của khu vực KTNN trong thời gian tới cũng sẽ nhấn mạnh vào các nội dung và mục tiêu như nắm giữ các tài sản, tổ chức các hoạt động độc quyền thuộc lĩnh vực đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; chủ động giữ vững các cân đối cơ cấu lớn, liên ngành, cấp quốc gia và ở địa phương, địa bàn cần thiết; chủ động và trực tiếp đảm nhận đầu tư vào những dự án, địa bàn không hấp dẫn hoặc cần thiết để định hướng, mở rộng đầu tư phát triển từ các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước.

PV: Tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến tỏ ra hoài nghi về vai trò chủ đạo, tiên phong, nòng cốt của DNNN?

TS Nguyễn Minh Phong: Tôi cho rằng đây là do sự lạc hậu của công tác lý luận, pháp luật cũng không bao quát được hết các khía cạnh nên đã tạo ra sự lạm dụng và cả sự hiểu nhầm. Điều này đã gây nên nhiều cách hiểu, cách nghĩ sai lệch về KTNN và DNNN. Cho nên khi đối thoại, khớp nối và lấp đầy các khoảng trống thì mọi chuyện lại hết sức rõ ràng. Bởi thứ nhất, kinh tế nhà là nước khách quan, nó có thể là 100% như trước đây nhưng cũng có thể tối thiểu là 5%-20%, không một nước nào loại bỏ hoàn toàn cả. Thứ hai là khu vực KTNN, DNNN còn phụ thuộc vào sự phát triển chung của đất nước ấy. Chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc… trong giai đoạn ban đầu, khi mới phát triển đều rất cần KTNN, DNNN đầu tư tạo cơ sở hạ tầng, đầu tư vào những lĩnh vực nhiều rủi ro hay những lĩnh vực mà tư nhân không muốn làm, đặc biệt là kinh tế quốc phòng, an ninh. Hơn nữa, có những lĩnh vực phải đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, vùng đất hoang thì khu vực KTNN phải đầu tư vào vì đầu tư vào đấy chỉ có lỗ nên kinh tế tư nhân sẽ không làm.

Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường, nếu tư nhân độc quyền quá thì khu vực KTNN có thể làm đối trọng, tạo sự cân bằng, chống độc quyền tư nhân. Tất cả những điều này cho thấy, vai trò của KTNN trong nền kinh tế thị trường vẫn rất lớn. Chỉ có điều là nó phải được nhìn nhận theo một cách khác, không nhất thiết phải lớn, phải cồng kềnh, chèn ép được các khu vực kinh tế khác như ngày xưa.

PV: Tái cơ cấu DNNN là một trong những nội dung quan trọng của tái cơ cấu nền kinh tế. Vậy trong tiến trình đó, vai trò của khu vực KTNN nói chung và DNNN nói riêng có bị suy giảm không, thưa ông?

TS Nguyễn Minh Phong: Tôi cho là không. Theo kinh nghiệm trên thế giới, dù có xu hướng ngày càng giảm thiểu, thu hẹp thì tái cơ cấu và đổi mới quản lý DNNN trong bối cảnh mới không phải là làm suy yếu và dần xóa bỏ triệt để các doanh nghiệp và khu vực kinh tế này mà là làm cho chúng ngày càng hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn và đóng góp nhiều hơn cho kinh tế quốc gia theo nguyên tắc quản lý kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Số lượng DNNN đã giảm mạnh, không còn kinh doanh thuần túy, sự tham gia của khu vực tư nhân vào các công ty cổ phần hỗn hợp Nhà nước - tư nhân tăng mạnh… nhưng khu vực DNNN vẫn đang chiếm tới 45% tổng vốn đầu tư, 70% viện trợ phát triển chính thức và sử dụng 60% vốn vay từ các ngân hàng thương mại, chiếm khoảng 30% GDP hằng năm.

Phân định rõ nhiệm vụ

PV: Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, sở dĩ vai trò của DNNN trong nền kinh tế chưa được phát huy ở mức cao nhất là do cơ chế quản lý nó vẫn đồng nhất, chưa rõ ràng giữa nhiệm vụ công ích với nhiệm vụ kinh doanh. Ông nghĩ sao về điều này?

TS Nguyễn Minh Phong: Tôi hoàn toàn chia sẻ với ý kiến trên. Như tôi đã đề cập, vai trò của DNNN là hết sức to lớn, là tiên phong, nòng cốt. Tuy nhiên, vì chúng ta vẫn đang đồng nhất cơ chế quản lý nhiệm vụ kinh doanh vị lợi nhuận với nhiệm vụ công ích nên đã dẫn tới những cách hiểu sai về vai trò của DNNN.

Phải thấy rằng, khác với các hoạt động kinh tế khác, hoạt động kinh tế của Nhà nước, mà cụ thể là của DNNN luôn có 2 mục tiêu với 2 tính chất khác nhau, đó là mục tiêu kinh doanh thông thường như các doanh nghiệp khác và mục tiêu công ích đặc trưng riêng có. Tuy nhiên, vì chúng ta đồng nhất cơ chế quản lý 2 nhiệm vụ này nên đã dẫn tới sự nhập nhằng, mù mờ, thậm chí là lạm dụng trong hạch toán, đánh giá các hoạt động công ích và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Toàn cảnh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Bên cạnh đó, các DNNN hiện mới hoạt động theo mục tiêu bảo toàn vốn là chính, lại được Nhà nước xét duyệt các loại giá. Và khi vẫn còn được bao cấp, vẫn còn đặc quyền, đặc lợi thì người ta không hạch toán, hoặc hạch toán tù mù và đã tạo ra cơ chế lỗ giả, lãi thật hoặc lãi giả lỗ thật. Điều này khiến các DNNN không hoạt động hiệu quả như mong muốn và tiềm năng, nhất là đối với các DNNN thuộc lĩnh vực độc quyền cao. Những con số mà kiểm toán hay báo chí đưa ra vì thế chưa chắc đã đúng.

PV: Nói như vậy có nghĩa, để xác định rõ vai trò của DNNN, theo ông chúng ta phải phân định rõ nhiệm vụ công ích với nhiệm kinh doanh?

TS Nguyễn Minh Phong: Đúng là như vậy. Phân định nhiệm vụ công ích với nhiệm vụ kinh doanh là cần thiết, đảm bảo hoạt động của DNNN hoạt động hiệu quả nhất. Tôi cho rằng, trong 1 doanh nghiệp hoặc tất cả DNNN phải phân rõ 2 nhóm này. Cái nào là phi lợi nhuận, cái nào là vị lợi nhuân. Cái vị lợi nhuận thì đưa về Luật Doanh nghiệp chung. Còn cái nào là phi lợi nhuận thì phải tách riêng để có một cơ chế. Cơ chế này không chỉ đơn thuần đánh giá về hiệu quả kinh tế mà còn là hiệu quả xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, môi trường... và để xác định điều này, chúng ta phải đưa ra các tiêu chí, tiêu chí này sẽ nằm trong các dự án đầu tư, trong các thuyết minh dự án. Đồng thời phải có một hệ đo lường, đánh giá để đảm bảo các tiêu chí ấy và cả sự kiểm soát để tránh lạm dụng. Đồng thời cũng để tránh tình trạng nếu có lời thì hạch toán vào lợi nhuân còn không có lời thì lại bảo là nhiệm vụ chính trị.

PV: Để thực hiện việc phân định này, chúng ta cần phải làm gì, thưa ông?

TS Nguyễn Minh Phong: Chúng ta cần xác định rõ theo các hệ tiêu chí đồng bộ và khoa học về tính chất kinh doanh và tính chất công ích của DNNN. Từ đó làm rõ cơ chế quản lý phù hợp đáp ứng mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường, cũng như các lợi ích quốc gia và địa phương, ngành, cụ thể và dài hạn; khắc phục sự nhập nhằng giữa nguồn vốn hoạt động vì lợi nhuận với nguồn vốn hoạt động phi lợi nhuận, cũng như giữa trách nhiệm xã hội của các tập đoàn KTNN đối với ổn định kinh tế vĩ mô với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Điều dễ dẫn đến tình trạng đầu tư của Tập đoàn vừa bị phân tán, vừa dễ bị lạm dụng, kém hiệu quả.

Đồng thời, sự bình đẳng giữa các DNNN với các doanh nghiệp khác cũng phải được khẳng định theo Luật Doanh nghiệp đối với các hoạt động kinh doanh, hoặc theo Luật Đấu thầu… với yêu cầu ngày càng mở rộng sự tham gia của các doanh nghiệp khác vào thực hiện các hoạt động công ích, được tài trợ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo nguyên tắc khuyến khích đấu thầu công khai, bình đẳng, giảm thiểu tình trạng khép kín, sự chi phối của lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ… Đây cũng là tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, Đại hội XI đã đưa ra.

Thứ nữa là phải có sự minh bạch, nếu không có sự minh bạch thì sẽ rất dễ bị lạm dụng. Điều này càng rõ ở KTNN với những nước như Việt Nam. Người ta quản lý DNNN dựa trên cơ sở không phải tài sản của mình. Và cái cơ chế quản lý trên cơ sở không phải tài sản của anh thì muốn hay không thì nó cũng không thật lòng như của tư nhân. Đồng thời, cái cơ chế quản lý nó cũng sẽ không sinh lợi như của tư nhân bởi mục tiêu của nó là công ích. Điều này đòi hỏi cơ chế mới, cách đánh giá mới và cách quản lý cũng phải khác đi.

Theo tôi được biết, sắp tới, chúng ta sẽ có những điều chỉnh về vấn đề này, tức là chúng ta sẽ đưa ra 2 hệ tiêu chí, 2 cách quản lý cho 2 loại doanh nghiệp. 1 nhóm là phi lợi nhuận và 1 nhóm là vì lợi nhuận. Vì lợi nhuận thì chắc chắn phải như tư nhân. Còn phi lợi nhuận thì chắc chắn phải khác mà hiện nay chúng ta chưa có.

PV: Thưa ông, về cơ chế quản lý thì sao?

TS Nguyễn Minh Phong: Theo tôi, cơ chế quản lý lãnh đạo của DNNN cũng phải khác. Không nhất thiết phải lấy người trong Đảng, trong Nhà nước như trước mà giờ phải quản lý thông qua các CEO, những người quản lý có thể được thuê từ bên ngoài vào. Lúc đấy vốn sẽ được kiểm soát, đồng thời vốn cũng không phải để tự do quản lý mà cũng phải mang ra đấu thầu. Những dự án do ngân sách tài trợ, do DNNN cũng phải mang ra đấu thầu, trừ những dự án liên quan đến lĩnh vực an ninh, quốc phòng... Lúc đó, Nhà nước cũng sẽ thu hẹp dần các bao cấp cho DNNN. Vốn khi đó sẽ không phải là bảo toàn vốn nữa, mà phải có lãi. Trước chỉ là bảo toàn nên người ta hạch toán mù mờ, cốt là bảo toàn, còn lãi là mang ra chia chác, bỏ túi... Bây giờ, ví dụ, nếu Nhà nước cấp vốn 1 tỉ đồng thì phần thu về tối thiểu phải bằng tiền lãi ngân hàng chứ không thể để ông mượn vốn Nhà nước, vốn nhân dân đi đánh quả được...

Ngoài ra, chúng ta cũng không được cứng mãi được, mà phải linh hoạt theo hình thức công tư cùng làm. Có thể lúc đầu, một công ty nào đó đầu tư vào lĩnh vực mà tư nhân chưa muốn làm. Nhưng khi bắt đầu có lãi, tư nhân muốn vào thì phải bán bớt cổ phần hoặc rút hết để làm lĩnh vực khác. Đây là cách làm rất mới và nếu làm tốt thì vai trò của DNNN sẽ rất mạnh, hoàn toàn đúng với vai trò tiên phong, mở đầu, đầu tư lan tỏa, đầu tư khuyến khích... Làm được như vậy, chúng ta sẽ thay đổi được một cách căn bản vai trò định hướng của DNNN trong nền kinh tế thị trường.

Hơn nữa, Nhà nước cần phải có chiến lược, đấy là chiến lược về các dự án đầu tư, kế hoạch đầu tư, tất cả phải rõ ràng, minh bạch, không có độc quyền, không có đặc ân, đặc lợi cho ai, đặc biệt là DNNN... thì khi đó, DNNN sẽ đổi mới rất nhanh.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Thanh Ngọc (thực hiện)

(Xem tiếp kỳ sau )

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
AVPL/SJC HCM 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
AVPL/SJC ĐN 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,650 ▲400K 74,600 ▲400K
Nguyên liệu 999 - HN 73,550 ▲400K 74,500 ▲400K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,300 ▲500K 84,500 ▲500K
Cập nhật: 26/04/2024 13:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.300 ▲300K 75.100 ▲300K
TPHCM - SJC 82.600 ▲300K 84.800 ▲500K
Hà Nội - PNJ 73.300 ▲300K 75.100 ▲300K
Hà Nội - SJC 82.600 ▲300K 84.800 ▲500K
Đà Nẵng - PNJ 73.300 ▲300K 75.100 ▲300K
Đà Nẵng - SJC 82.600 ▲300K 84.800 ▲500K
Miền Tây - PNJ 73.300 ▲300K 75.100 ▲300K
Miền Tây - SJC 82.800 ▲800K 85.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.300 ▲300K 75.100 ▲300K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.600 ▲300K 84.800 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.300 ▲300K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.600 ▲300K 84.800 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.300 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.250 ▲350K 74.050 ▲350K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.290 ▲260K 55.690 ▲260K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.070 ▲200K 43.470 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.560 ▲150K 30.960 ▲150K
Cập nhật: 26/04/2024 13:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,335 ▲30K 7,540 ▲30K
Trang sức 99.9 7,325 ▲30K 7,530 ▲30K
NL 99.99 7,330 ▲30K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,310 ▲30K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,400 ▲30K 7,570 ▲30K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,400 ▲30K 7,570 ▲30K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,400 ▲30K 7,570 ▲30K
Miếng SJC Thái Bình 8,280 ▲50K 8,480 ▲50K
Miếng SJC Nghệ An 8,280 ▲50K 8,480 ▲50K
Miếng SJC Hà Nội 8,280 ▲50K 8,480 ▲50K
Cập nhật: 26/04/2024 13:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,800 ▲800K 85,000 ▲700K
SJC 5c 82,800 ▲800K 85,020 ▲700K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,800 ▲800K 85,030 ▲700K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,350 ▲250K 75,050 ▲250K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,350 ▲250K 75,150 ▲250K
Nữ Trang 99.99% 73,150 ▲250K 74,250 ▲250K
Nữ Trang 99% 71,515 ▲248K 73,515 ▲248K
Nữ Trang 68% 48,145 ▲170K 50,645 ▲170K
Nữ Trang 41.7% 28,615 ▲104K 31,115 ▲104K
Cập nhật: 26/04/2024 13:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,112.17 16,274.92 16,797.08
CAD 18,090.44 18,273.17 18,859.45
CHF 27,072.22 27,345.68 28,223.04
CNY 3,429.67 3,464.31 3,576.00
DKK - 3,579.44 3,716.52
EUR 26,496.28 26,763.92 27,949.19
GBP 30,880.63 31,192.55 32,193.34
HKD 3,156.04 3,187.92 3,290.20
INR - 303.48 315.61
JPY 157.98 159.58 167.21
KRW 15.95 17.72 19.33
KWD - 82,209.56 85,496.44
MYR - 5,249.99 5,364.51
NOK - 2,265.53 2,361.72
RUB - 261.73 289.74
SAR - 6,740.29 7,009.77
SEK - 2,281.68 2,378.56
SGD 18,179.62 18,363.26 18,952.42
THB 605.24 672.49 698.24
USD 25,118.00 25,148.00 25,458.00
Cập nhật: 26/04/2024 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,303 16,403 16,853
CAD 18,307 18,407 18,957
CHF 27,283 27,388 28,188
CNY - 3,456 3,566
DKK - 3,593 3,723
EUR #26,700 26,735 27,995
GBP 31,286 31,336 32,296
HKD 3,160 3,175 3,310
JPY 158.87 158.87 166.82
KRW 16.6 17.4 20.2
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,270 2,350
NZD 14,850 14,900 15,417
SEK - 2,278 2,388
SGD 18,171 18,271 19,001
THB 631.13 675.47 699.13
USD #25,120 25,120 25,458
Cập nhật: 26/04/2024 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 26/04/2024 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25115 25115 25445
AUD 16316 16366 16868
CAD 18338 18388 18839
CHF 27474 27524 28086
CNY 0 3458.5 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26898 26948 27650
GBP 31401 31451 32111
HKD 0 3140 0
JPY 160.45 160.95 165.46
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0313 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14883 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18403 18453 19014
THB 0 643.1 0
TWD 0 779 0
XAU 8250000 8250000 8420000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 13:00