Ngân hàng thương mại cổ phần: Mặt hồ không phẳng lặng!

08:58 | 12/09/2012

1,375 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Rình rập, “đi đêm” lôi kéo khách hàng của nhau, trong khi vẫn ép nhân viên tăng ca, rồi tìm cách hạ lương, thưởng và giảm nhân sự… là thực tế đang diễn ra đằng sau những “cánh gà” nhiều màu sắc. Hệ thống ngân hàng thương mại đang tự siết bản thân hay thời thế đã gây áp lực thật sự từ bên ngoài?

Tháng khốn khó gọi tên ACB

Trong phiên họp báo thường kỳ tháng 8, người phát ngôn của Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, trước khi bắt ông Nguyễn Đức Kiên, Thủ tướng đã chỉ đạo các ngành chức năng phải đánh giá tương đối hoàn chỉnh các tác động của động thái trên. “Nếu không đánh giá trước ảnh hưởng của việc bắt giữ ông Kiên thì làm sao ổn định được như ngày hôm nay? Chính phủ phải xem xét tổng thể vụ việc, nghiêm trị người vi phạm và đảm bảo ngân hàng không bị đổ vỡ”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam phân tích.

Dù vậy người trong cuộc vẫn chưa hết bàng hoàng với những gì vừa ập đến. Tâm sự với người viết, một nhân viên cấp chi nhánh của ACB thừa nhận, đơn vị của chị vừa trải qua một tháng làm việc “điên rồ”. Số người đến rút tiền tăng theo cấp số nhân hàng ngày, chưa kể phải căng đầu vì tin tức tiêu cực ùa đến từ thông tin đại chúng - những điều họ không thể không nghĩ đến. Chưa hết, nhân sự đã hạn hẹp vì vừa giao dịch vừa công tác tư tưởng với người dân, giờ còn phải chia 5 sẻ 7 để chống đỡ lại những đồng nghiệp chơi xấu khi cố tình cử nhân viên trà trộn vào lôi kéo khách rút tiền từ ACB.

ACB đã ổn hơn sau 2 tuần chao đảo

Bình luận về động thái trên, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu tỏ ra khá bức xúc: “Tôi có nghe nói đến hiện tượng nhiều ngân hàng điều nhân viên của mình đến các chi nhánh, phòng giao dịch của Habubank (cũ - PV) và ACB để lôi kéo khách hàng vừa rút tiền khỏi những ngân hàng trên về gửi chỗ mình. Đó là hành động vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp. Nghề nào cũng vậy, cũng có ông tổ, bà cố. Tôi xin không bình luận thêm về hiện tượng này, nhưng có lẽ người trong cuộc sẽ tự nhận thức được những gì mình làm, sao đừng thẹn với cái nghiệp mình trót theo đuổi. Mọi người nên hiểu cho đúng vấn đề. Ông Kiên không liên quan nhiều đến ACB nữa nên về nguyên tắc, ngân hàng này hoàn toàn khỏe mạnh cho đến thời điểm này”. Theo vị chuyên gia từng nhiều năm làm việc tại các tổ chức tín dụng ở Mỹ và châu Âu này, ACB đã trải qua những thời khắc khó khăn nhất của mình, tuy vậy việc giữ cho ACB khỏi nguy cơ mất thanh khoản cần ghi nhận nỗ lực lớn từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Trả lời đông đảo báo giới, tân Tổng giám đốc ACB Đỗ Minh Toàn khẳng định, khách hàng rút tiết kiệm trước hạn đã chịu thiệt hại khi nhận lãi suất không kỳ hạn với mức rất thấp. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 9, khi những khách hàng đã rút tiền trước hạn từ ngày 21/8 đến ngày 25/8 quay lại gửi tiền, ACB sẽ giữ nguyên lãi suất trên sổ tiết kiệm mà khách hàng đã rút ra trước đó. Cũng theo ông Toàn, hoạt động cho vay của ACB đang diễn ra hoàn toàn bình thường. “Sự việc diễn ra quá nhanh và bất ngờ nên hiện nay chúng tôi cũng chưa có đánh giá nào về thiệt hại. Tuy nhiên về sơ bộ, theo tôi, mức thiệt hại là không nhiều, khả năng mất vốn của nhà đầu tư là không có. Những khiếm khuyết trong thời gian qua cho chúng tôi nhiều bài học và sẽ có một số vấn đề cần xem xét, sửa đổi trong thời gian tới cho phù hợp hơn. Đó là hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro; tăng cường công tác nhân sự, đặc biệt là vai trò nhân sự do cổ đông nước ngoài trong công tác quản trị rủi ro; tái cơ cấu lại hệ thống kênh phân phối nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn”.

Thực tế cũng ghi nhận, trong tuần “sốt” nhất sau khi ông Nguyễn Đức Kiên dính tràm, ACB từng đưa ra thủ thuật để hạn chế dân rút tiền như khách hàng rút 1 tỉ thì hẹn 3-4 ngày sau quay lại. Đó cũng là điều hơi... tiêu cực nếu xét về mặt phục vụ.

Giảm lương, giảm thưởng và cắt giảm nhân sự

Ở một diễn biến khác, V.bank chính thức giảm 7% lương toàn hệ thống, một số đồng nghiệp hùng mạnh khác như VT.bank, L.Bank, S.Bank, B.Bank... đều bắn tiếng đến nhân viên sẽ cắt toàn bộ thưởng quý, đồng thời yêu cầu các bộ phận chức năng, chi nhánh sớm lên kế hoạch cắt giảm nhân sự từ năm 2013. Nghe đâu ngân hàng S, thật nực cười khi bộ phận nhân sự còn đưa ra quy định: Nếu vợ chồng cùng làm tại ngân hàng thì cho 6 tháng để vợ hoặc chồng một người phải ra đi. Chưa dừng lại đó, ngân hàng này còn tính đến trường hợp anh em, chị em cũng sẽ sử dụng các hình thức tương tự.

Về vấn đề nhân sự, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho biết, ông chưa nghe nói, nhưng nếu sự thật là như vậy thì rõ ràng toàn hệ thống đang thực sự gặp nhiều khó khăn về tài chính, đặc biệt là chi phí thường xuyên. Trao đổi với bà Nguyễn Thị Thu Ba - Giám đốc khối bán lẻ OceanBank khẳng định: Hoàn toàn không có chuyện lãnh đạo ngân hàng này tính tới chuyện cắt giảm lương thưởng của nhân viên. “Nếu các ngân hàng dùng chủ trương tiết giảm chi phí để giảm lương người lao động thì điều đó hoàn toàn sai lầm. Vì chủ trương cam kết giảm chi phí của Chính phủ cũng nói rõ là không được giảm tiền lương của người lao động.Điều cơ bản trong cắt giảm chi phí là nhằm giúp các đơn vị cải thiện việc quản lý, hệ thống sao cho năng suất hơn, giúp tiết kiệm chi phí, hạn chế lãng phí. Cắt giảm lương của người lao động là cái dễ nhất trong khi các chi phí, tốn kém khác có thể không bị động đến” - bà Thu Ba chia sẻ.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trước hết phải xem cơ cấu tiền lương của người lao động chiếm bao nhiêu phần trăm chi phí của các tập đoàn, tổng công ty. Nếu chiếm phần rất lớn thì phải so sánh tương quan với năng suất. Như với ngành ngân hàng, các chuyên gia cũng chỉ rõ, cùng một sản phẩm tương tự nhưng ở các ngân hàng, hiệu suất lao động và hiệu quả công việc lại cho ra những kết quả hết sức khác nhau. Đó là sự lãng phí nguồn nhân lực và điều này khiến chi phí của ngân hàng bị đội lên nhiều. Việc cắt giảm lương khi đơn vị khó khăn là cần thiết, nhưng nên chăng cần bắt đầu từ lãnh đạo các bộ phận, chi nhánh.

Về phần mình, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu khẳng định, lương thưởng là điều doanh nghiệp nào cũng phải tính đến, không riêng ngân hàng. Đó là động lực, là yếu tố quyết định trực tiếp đến tăng trưởng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời điểm cả nền kinh tế gặp khó khăn như hiện tại, nếu công khai lương thưởng sẽ là điều hết sức gây phản cảm trong dư luận. Doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, hoạt động cầm chừng... còn nhiều, việc công bố lãi “khủng”, lương thưởng trên trời sẽ là cú phản đòn mà không phải ai cũng tính được đến. Mặt khác, việc nhân viên chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp, với lãnh đạo cũng không phải điều quá khó để thực hiện.

Lê Tùng

(Năng lượng Mới số 154, ra thứ Ba ngày 11/9/2012)

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,250 75,250
Nguyên liệu 999 - HN 74,150 75,150
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 28/04/2024 04:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 28/04/2024 04:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 28/04/2024 04:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 28/04/2024 04:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,236 16,256 16,856
CAD 18,226 18,236 18,936
CHF 27,195 27,215 28,165
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,544 3,714
EUR #26,239 26,449 27,739
GBP 31,092 31,102 32,272
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 155.83 155.98 165.53
KRW 16.19 16.39 20.19
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,215 2,335
NZD 14,779 14,789 15,369
SEK - 2,245 2,380
SGD 18,035 18,045 18,845
THB 632.42 672.42 700.42
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 28/04/2024 04:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 28/04/2024 04:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 28/04/2024 04:00