Sở hữu chéo ngân hàng: Câu chuyện thực và ảo!

08:59 | 09/11/2012

1,795 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Những tranh cãi xung quanh vấn đề giải quyết nợ xấu vẫn chưa có hồi kết và thực tế đây cũng chính là khó khăn, thách thức lớn nhất mà bản báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội đặt ra cho nền kinh tế trong năm 2013. Tình hình càng trở lên phức tạp hơn khi một loạt những biến động đầy “bí ẩn” trên thị trường tài chính - ngân hàng cùng với các rủi ro tiềm ẩn trong mối quan hệ chồng chéo giữa các ngân hàng lại tiếp tục được các chuyên gia kinh tế chỉ ra như là một nguy cơ gia tăng nợ xấu đã khiến chủ trương giải quyết nợ xấu của nền kinh tế thêm phần khó khăn, thách thức bội phần.

Nhận diện sở hữu chéo?

Phản ánh về hiện tượng sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 đã chia sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thành các nhóm sau: sở hữu của các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước và nước ngoài tại các NH liên doanh ví như NH Việt Thái là sự hợp tác giữa 3 đối tác lớn: NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM Siam của Thái Lan và Tập đoàn Charoen Pokphand của Thái Lan với tỷ lệ vốn góp tương ứng là 34%, 33% và 33%; NH Liên doanh Việt - Nga (VRB) là liên doanh giữa NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam và NH VTB (trước là Ngân hàng Ngoại thương Nga Vneshtorgbank) với mức góp vốn điều lệ ngang nhau; giữa cổ đông tại các NHTM là các công ty quản lý quỹ như: Vinacapital đầu tư vốn vào Sacombank, VOF đầu tư vào Eximbank, quỹ Dragon đầu tư vào ACB v.v…; Sở hữu của các NHTM Nhà nước tại các NHTM cổ phần mà tiêu biểu là Vietcombank, hiện đang sở hữu 11% tại NH Quân đội, 8,2% tại Eximbank, 4,7% tại NH Phương Đông, 5,3% tại NH Sài Gòn; Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần như Eximbank hiện sở hữu 10,6% cổ phần tại Sacombank, 8,5% cổ phần tại NH Việt Á.

Ngoài ra còn có sở hữu chéo dưới hình thức cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM, cả Nhà nước lẫn cổ phần và sở hữu NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và tư nhân.

Nhiều dấu hỏi xoay quanh cuộc chuyển giao quyền lực ở Sacombank

Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng, điều đáng bàn nhất là mối quan hệ sở hữu giữa NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần, giữa các NHTM cổ phần và giữa các NHTM cổ phần với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và tư nhân. Khi các NHTM Nhà nước là cổ đông lớn của các NHTM cổ phần, các NHTM Nhà nước có thể ảnh hưởng đến các NH thuộc nhóm sau trong việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước. Với trường hợp các NHTM có cổ đông lớn là các doanh nghiệp, thì rất có thể các NHTM này trở thành sân sau, chuyên huy động vốn từ dân để tài trợ cho các dự án của mình.

Mặc dù theo quy định thì các NH không được cho các cổ đông của mình vay vốn, nhưng các NH có thể lách quy định này bằng cách cho các công ty con của các doanh nghiệp vay vốn. Tương tự, việc sở hữu chéo giữa các NH cũng tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp sở hữu NH này có thể dễ dàng vay được vốn từ NH kia. Như vậy, ba trường hợp sở hữu này đều có nguy cơ dẫn đến việc các NHTM sẽ tiến hành thẩm định vốn vay thiếu cẩn trọng. Nếu điều này xảy ra, đây có thể coi là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam hiện nay tăng cao.

Một ví dụ tiêu biểu cho hiện tượng này là trường hợp của ông Đặng Thành Tâm với NH Navibank và NH Phương Tây. Tuy ông Đặng Thành Tâm chỉ sở hữu 2,97% tại Navibank và không có cổ phần tại NH Phương Tây, nhưng ông lại sở hữu gián tiếp cả hai NH này. Công ty Cổ phần Viễn thông Sài Gòn, nơi ông nắm 23,69% và thông qua Tổng Công ty Phát triển nhà Kinh Bắc (KBC), nơi ông nắm 34,94% cổ phần. Công ty Cổ phần Viễn thông Sài Gòn trực tiếp sở hữu 9,41% NH Phương Tây. Còn KBC đầu tư 483 tỉ đồng tại Công ty Cổ phần Năng lượng Sài Gòn - Bình Định, vốn chiếm 9,85% vốn sở hữu tại NH Phương Tây và 11,93% tại NH Navibank.

Theo nhiều nguồn tin thì những sai phạm của ông Đặng Thành Tâm và những người liên quan có trị giá lên tới 3.324,258 tỉ đồng được cho là sinh ra từ chuỗi quan hệ chồng chéo trên. “Quả bom” này được ông Đặng Thành Tâm cùng những người liên quan “chế tạo” thông qua việc mua bất động sản không công chứng, không đầy đủ yếu tố pháp lý như hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở không qua công chứng; giá thỏa thuận không qua Hội đồng Thẩm định giá;...

Như Báo Năng lượng Mới đã phản ánh trong bài “Trận đồ bát quái” thị trường tài chính - ngân hàng, “ẩn họa” từ việc sở hữu chéo giữa các NH và mối quan hệ chặt chẽ hơn mức bình thường giữa doanh nghiệp và NH dưới sự chi phối của một cá nhân hay một nhóm lợi ích sẽ gây ra nhiều bất ổn cho nền kinh tế. Với những thông tin xoay quanh hoạt động kinh doanh của ông Đặng Thành Tâm và các NH mà ông hoặc người thân của ông nắm quyền chi phối thì khoản tiền hơn 3.300 tỉ đồng trên hoàn toàn có thể bốc hơi bởi phần lớn khoản tiền này đã được thực hiện trái với quy định của pháp luật hoặc được dùng sai mục đích.

Dòng tiền ảo!

Như phân tích ở trên, để thương vụ mua bán - sáp nhập Sacombank thành công thì Eximbank và nhóm cổ đông “đồng minh” phải huy động được hàng nghìn, thậm chí là chục nghìn tỉ đồng. Và để huy động được số tiền lớn như vậy, rất nhiều nhà đầu tư đều chung nhận định là chỉ có thể huy động từ hệ thống NH, bởi bối cảnh kinh tế 2-3 năm gần đây cho thấy sẽ chẳng có cá nhân nào đủ tiềm lực “đơn thương độc mã” thực hiện thương vụ này. Thậm chí, ngay cả các NH cũng khó có thể thực hiện bởi khả năng huy động vốn của hầu hết các NH đã được bản báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 chỉ ra là hết sức khó khăn.

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ những năm qua cho thấy, dòng vốn của các NH chủ yếu được huy động qua việc phát hành cổ phiếu, bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, các quỹ đầu tư... Nhưng chứng khoán suốt từ năm 2008 đến nay rơi vào tình trạng sụt giảm nên việc tăng vốn rơi vào bế tắc. Đó cũng chính là lý do Chính phủ gia hạn thời gian tăng vốn đến cuối năm 2011. Nhưng chứng khoán năm 2011 còn sụt giảm mạnh hơn, đặc biệt là tình trạng mất thanh khoản kéo dài nên việc phát hành thêm, niêm yết hay kêu gọi sự tham gia của cổ đông chiến lược trong và ngoài nước càng khó. Vậy mà, các NH đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tăng vốn lên 3.000 tỉ đồng, thậm chí có NH không nằm trong nhóm buộc phải tăng vốn cũng đã tăng vốn lên được thêm vài nghìn tỉ đồng. Vậy dòng tiền đó sinh ra từ đâu?

“Ma trận” có đang được các ngân hàng áp dùng cho các điệp vụ thâu tóm

Luật Các tổ chức tín dụng quy định, NH không được cấp tín dụng cho những thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc... nhưng luật không cấm cấp tín dụng cho những công ty mà các thành viên HĐQT là cổ đông lớn. Nên NH cứ cho các công ty của họ vay mà không hề vi phạm. Đó chính là đường đi ra “sân sau” của dòng vốn NH. Nó giúp các cá nhân hay nhóm lợi ích có đủ lượng tiền mặt khổng lồ để thực hiện thâu tóm NH hay thực hiện các thương vụ với số vốn lớn.

Trong bài “Trận đồ bát quái” lũng đoạn thị trường, Báo Năng lượng Mới đã từng đề cập đến những nguy cơ tiềm ẩn trong chuỗi quan hệ ngân hàng - doanh nghiệp - ngân hàng, với hiện tượng vốn NH chảy vào các công ty “sân sau” của những cá nhân hay nhóm lợi ích chi phối các NH. Và nếu dòng tiền này được dùng để đi mua bán cổ phiếu của các NH khác thì nhận định trên là hoàn toàn có cơ sở. Và như vậy, hiện tượng tăng vốn của các NH thời gian vừa qua thực chất chỉ là dòng tiền ảo và nó “phình to” thông qua các thương vụ mua bán cổ phiếu, cầm cố cổ phiếu của các NH cho nhau.

Trong một cuộc trả lời báo chí gần đây, TS Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, hiện tượng sở hữu chéo giữa các NH có thể dẫn tới hiện tượng thâu tóm NH, nợ xấu và tăng vốn ảo. TS Võ Trí Thành đặc biệt nhấn mạnh: Sở hữu chéo làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống NH, vì có rất nhiều chỉ số dựa trên số vốn sở hữu mà NH đang nắm, trong khi vốn đó là vốn ảo. Các chỉ số không chính xác sẽ dẫn đến những sai lệch, cả về quản trị NH lẫn giám sát hệ thống tài chính. Nếu sở hữu chéo gắn với khu vực tài chính - ngân hàng thì rủi ro sẽ rất cao. Nói chung, các nhà kinh tế đều rất e ngại với chuyện không tạo ra một bức tường lửa giữa NH đầu tư và NHTM. Bởi lẽ, bản chất sở hữu chéo là các dòng vốn đầu tư lẫn nhau mà lại chịu sự chi phối của một người hay một nhóm người nhất định.

Từ đó có thể thấy rằng, để thực hiện các thương vụ thâu tóm có giá trị hàng nghìn tỉ đồng, sở hữu chéo NH và dòng tiền ảo sinh ra trong mối quan hệ chồng chéo đó chính là “vũ khí chiến lược” quyết định sự thành bại. Chúng ta có thể phác họa chuỗi chu trình này như sau: Công ty đầu tư tài chính có vốn 100 tỉ đồng đi mua 50% cổ phần công ty A rồi mang số cổ phần này đi thế chấp được 90 tỉ đồng. Mang 90 tỉ đồng đi mua cổ phần công ty B. Nếu 90 tỉ đồng không đủ, sẽ kêu thêm công ty A tham gia để mua ít nhất từ 50% cổ phần và chi phối công ty B. Cầm cổ phiếu của công ty B đi thế chấp, lấy 80 tỉ đồng để mua công ty C.

Tiền không đủ thì kêu A, B tham gia mua vì cả hai công ty này đã bị chi phối. Rồi lại thế chấp lấy 60 tỉ đồng và kêu A, B, C cùng hợp lực mua cổ phiếu NH D để tiến hành thâu tóm. Nghĩa là sử dụng tổng lực tài chính của các công ty vệ tinh để thâu tóm NH nhưng thực chất, vẫn chỉ là một cổ đông lớn. Nói ngắn gọn là mua cổ phần chi phối ở một số công ty, sau đó kiểm soát dòng tiền của các công ty này và hợp vốn lại để thâu tóm NH. Khi đã thâu tóm xong, sẽ lấy tiền từ NH rót cho các công ty con của mình.

Sự nhập nhằng này cũng được ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank - NH đang sở hữu 9,73% cổ phần Sacombam thẳng thắn chia sẻ, không nên đặt vấn đề tiền ở đâu ra vì đương nhiên, tiền từ trong hệ thống NH. Cũng không nên đặt vấn đề với một tổ chức tín dụng là anh cho ai vay tiền, mà quan trọng là anh cho vay có đúng pháp luật hay không?

Mỗi NH có “room” 20% vốn điều lệ để cho vay kinh doanh đầu tư chứng khoán. Nếu người đi vay có phương án kinh doanh tốt, có tài sản đảm bảo thì không có lý do gì một tổ chức tín dụng lại từ chối thực hiện một nghiệp vụ đã được cấp phép. Với vốn điều lệ 12.355 tỉ đồng, “room” tín dụng cho chứng khoán của Eximbank tương đương khoảng 2.500 tỉ đồng. Trong giới hạn này, Eximbank cho vay hàng ngàn cá nhân, vài trăm doanh nghiệp, họ kinh doanh, mua bán hàng trăm loại cổ phiếu.

“Nếu hỏi Eximbank có cho cá nhân này, tổ chức kia vay để mua cổ phiếu Sacombank hay không thì tôi trả lời thẳng là có. Chúng tôi quan tâm đến tài sản đảm bảo, còn danh mục đầu tư chứng khoán nào thì khách hàng tự quyết định”, ông Phước nhấn mạnh trước báo chí.

Sacombank và vấn đề “tiền đâu” sau giờ “G”

Ngày 2/11, NHTM Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức phát đi thông báo, ông Đặng Văn Thành sẽ thôi chức Chủ tịch HĐQT của NH này và người thay thế ông được chỉ định là ông Phạm Hữu Phú - người vốn đang là Phó chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank và từng là Phó chủ tịch HĐQT của NH Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Và dù câu chuyện mua bán - sáp nhập tại Sacombank đã nóng từ hơn một năm nay thì cuộc chuyển giao quyền lực này vẫn khiến thị trường tài - chính ngân hàng được một phen rúng động. Ghi nhận trên thị trường chứng khoán ngày 2/11 cho thấy, biến động nhân sự tại Sacombank đã khiến tài sản trên thị trường bốc hơi đến 1 tỉ USD. Đáng lưu ý, vào thời điểm 14 giờ cùng ngày, giá STB (mã chứng khoán của Sacombank) đã giảm 600 đồng/CP (tương đương 3,1%) và theo tính toán của giới chuyên gia thì đến cuối giờ chiều ngày 2/11, vốn hóa thị trường của STB đã giảm từ 18.798 tỉ đồng xuống còn 18.213 tỉ đồng.

Như chúng ta đã biết, Sacombank được thành lập từ năm 1991. Trong những năm đầu thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ khoảng 3 tỉ đồng. Đến giai đoạn 1995-1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng (Sacombank được biết đến là công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở Việt Nam), Sacombank đã nâng vốn từ 23 tỉ đồng lên 71 tỉ đồng. Và đây tiếp tục là kênh huy động vốn dài hạn của Sacombank giai đoạn sau, đặc biệt là quãng thời gian từ 2000-2006, khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ. Và theo báo cáo tài chính hợp nhất Quý III/2012, tăng trưởng tín dụng 9 tháng năm 2012 của Sacombank đạt 7,9%, tỷ lệ nợ xấu là 1,4%. Đây có thể xem là kết quả khả quan trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính - tiền tệ đang phải đối diện với nhiều khó khăn như hiện nay. Mã chứng khoán STB của Sacombank vì thế cũng luôn được giới đầu tư đánh giá rất cao bởi sự ổn định và trở thành miếng mồi ngon cho các “điệp vụ” mua bán - sáp nhập bởi sự lớn mạnh của Sacombank trong những năm qua cũng đặt ra một thực tế, để có thể phát triển một cách nhanh chóng thì những người sáng lập như ông Đặng Văn Thành phải chấp nhận pha loãng cổ phiếu và chia sẻ quyền lực với các cổ đông mới. Kết quả là, tính cho đến nay thì tỷ lệ sở hữu của cá nhân ông Đặng Văn Thành và những người có liên quan khá nhỏ (khoảng 20%).

Hồi kết cho một vụ mua bán - sáp nhập như vậy đã rõ và thực tế trong một phát biểu ngay sau khi ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch HĐQT Sacombank, ông Phạm Hữu Phú cho biết, ông Đặng Văn Thành hiện chỉ còn nắm giữ gần 4% cổ phần Sacombank, trong khi ông Đặng Hồng Anh (con trai ông Đặng Văn Thành) cũng chỉ nắm giữ 3,46% cổ phần Sacombank. Nói như vậy để thấy rằng, cuộc chuyển giao quyền lực ở Sacombank là điều tất yếu khi đầu năm 2012, ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch Eximbank đã tuyên bố đang nắm trong tay số cổ phiếu đại diện cho 51% vốn điều lệ của Sacombank và yêu cầu thay đổi ban lãnh đạo của NH này.

Vấn đề được đặt ra là, để hợp sức được 51% cổ phần STB như Eximbank đã tuyên bố thì số lượng tiền bỏ ra ở đây rất nhiều. Quá trình thâu tóm STB diễn ra trong một thời gian khá dài đã đẩy giá cổ phiếu STB biến động rất mạnh, có thời điểm lên tới 19.024 đồng/CP. Và theo tính toán của giới chuyên gia tài chính thì để sở hữu được 51% lượng cổ phiếu của Sacombank, tổng số tiền mà Eximbank và nhóm cổ đông “đồng minh” bỏ ra có thể phải lên tới hàng nghìn, thậm chí là hàng chục nghìn tỉ đồng. Đây là con số rất lớn so với vốn của lãnh đạo hai NH đã “lộ diện” trong vụ thâu tóm này là Eximbank và NH Phương Nam.

Điều này cũng đã được đại biểu Phùng Văn Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đặt ra cho Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua: “Tiền đâu để nhóm cổ đông mới thâu tóm Sacombank?”. Trả lời cho câu hỏi này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: “Họ không báo cáo với NHNN và chúng tôi cũng không biết họ lấy tiền ở đâu”.

Nói như vậy, vấn đề “tiền đâu” trong các “điệp vụ” mua bán - sáp nhập NH đã diễn ra trong thời gian qua và rất có thể sẽ diễn ra tại nhiều NH khác trong thời gian tới sẽ lại tái diễn. Và nếu không làm rõ được điều này, nguy cơ đổ vỡ dây chuyền trên thị trường tài chính - ngân hàng sẽ rất cao bởi như chúng ta đã biết, những dự cảm về nền kinh tế trong năm 2013 là vô cùng khó khăn, hiện tượng đổ vỡ, phá sản của các doanh nghiệp hiện cũng đang rất lớn.


Thanh Ngọc

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,250 75,250
Nguyên liệu 999 - HN 74,150 75,150
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 28/04/2024 10:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 28/04/2024 10:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 28/04/2024 10:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 28/04/2024 10:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,236 16,256 16,856
CAD 18,226 18,236 18,936
CHF 27,195 27,215 28,165
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,544 3,714
EUR #26,239 26,449 27,739
GBP 31,092 31,102 32,272
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 155.83 155.98 165.53
KRW 16.19 16.39 20.19
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,215 2,335
NZD 14,779 14,789 15,369
SEK - 2,245 2,380
SGD 18,035 18,045 18,845
THB 632.42 672.42 700.42
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 28/04/2024 10:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 28/04/2024 10:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 28/04/2024 10:00