Đại án Huyền Như: “Vì đâu nên nỗi?” 1

21:16 | 16/12/2014

1,784 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Phiên tòa Phúc thẩm xét xử bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như bước sang ngày làm việc thứ hai. HĐXX đã tiến hành phần thẩm vấn. Bị cáo Huyền Như đã kể lại hành trình lừa đảo các tổ chức, cá nhân một cách ngoạn mục.

>> "Siêu lừa" Huyền Như xin lại biệt thự cho mẹ

>> “Bác” yêu cầu triệu tập “bầu” Kiên tham gia phiên xử Huỳnh Thị Huyền Như

Huyền Như tái khẳng định xin lại nhà cho mẹ

Mở đầu phần xét hỏi, Như nói trước tòa chỉ xin lại cho mẹ căn biệt thự. Như xác nhận tất cả các hành vi lừa đảo như bản án sơ thẩm đều đúng. Tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh tiền tệ, Như ra trường làm đúng chuyên ngành đã học. Làm ngân hàng từ tháng 9/2001 đến 9/2011 thì bị cáo Như bị khởi tố và bắt giam.

Trong quá trình công tác, Như được cất nhắc giữ chức Quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ. Đến tháng 9/2011, bị cáo chuyển sang làm phó phòng quản lý rủi ro. HĐXX giải thích, do bị cáo Huyền Như không không kháng cáo những hành vi lừa đảo mà chỉ kháng cáo xem xét lại căn biệt thư nên HĐXX sẽ theo trình tự của bản án sơ thẩm từ 1 đến 10.

Trong phần thẩm vấn, chủ tọa phiên tòa Quảng Đức Tuyên yêu cầu Như khai lại các hoạt động của ngân hàng theo quy định của nhà nước. HĐXX đặt câu hỏi: “Có văn bản nào cho phép ngân hàng mang tiền của đơn vị mình trực tiếp hoặc qua trung gian gửi sang ngân hàng khác để hưởng lợi nhuận?”.

Đại án Huyền Như: “Vì đâu nên nỗi?”

Bị cáo Huyền Như.

Bị cáo Huyền Như khẳng định: “Không có quy định nào cho phép ngân hàng này đem tài sản của mình thông qua cá nhân hoặc trực tiếp gửi tiền qua ngân hàng khác để hưởng lợi”. Như khai, tài khoản tiền gửi gồm có tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tài khoản gửi có kỳ hạn.

Khách hàng đến giao dịch mở tài khoản tiết kiệm gửi để hưởng lãi suất trần với mức quy định 14%/năm. Đối với người có tiền, có quyền mở tài khoản tiết kiệm để gửi. Còn với các tổ chức, có pháp nhân không được phép mở và không giới hạn thực thể tham gia. Tài khoản tiền gửi (ký hiệu: 1284) và tài khoản tiền tiết kiệm (ký hiệu: 1160) là 2 tài khoản khác nhau.

Tổ chức và pháp nhân không được mở tài khoản tiết kiệm vì vốn phải liên tục được lưu thông vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên không được phép gửi vào ngân hàng khác. Như trả lời với HĐXX, có 2 loại tài khoản tiền gửi, gồm: có kỳ hạn và không kỳ hạn; về tên gọi, 2 tài khoản này khác nhau.

HĐXX tiếp tục thẩm vấn người đại diện ủy quyền ngân hàng ACB, bên nguyên đơn dân sự. Đại diện ACB phản bác ý kiến của bị cáo Huyền Như: “Theo quy định các tổ chức tín dụng được quyền gửi tiền cho nhau. Luật tổ chức tín dụng năm 2011 cho phép ủy thác. Còn đúng sai HĐXX xem xét”. Người này xác nhận, tài khoản tiết kiệm và tài khoản thanh toán có giống nhau và có khác nhau về chủ thể, lãi suất (có kỳ hạn và không kỳ hạn).

Ông Nguyễn Tiến Hùng, đại diện ủy quyền của ngân hàng VietinBank lại khẳng định: “Hai loại tiết kiệm và tài khoản thanh toán khác nhau về chủ thể và lãi suất. Ngân hàng Nhà nước không có bất kỳ quy định nào cho phép các ngân hàng được gửi tiền của mình qua ngân hàng khác để hưởng lãi suất”.

Đối với ngân hàng NaviBank, vị đại diện được ủy quyền nói: “Giữa các tổ chức tín dụng được phép ủy thác và thông qua cá nhân thì pháp luật không cấm. Tài khoản tiết kiệm và tài khoản tiền gửi là khác nhau. Sau phần thẩm vấn các ngân hàng có liên quan, đại diện ngân hàng Nhà nước trả lời trước tòa: “Có khác nhau giữa tài khoản tiết kiệm, tài khoản tiền gửi”.

Đại án Huyền Như: “Vì đâu nên nỗi?”

Bị cáo Huyền Như được dẫn giải ra phòng xét xử trưa 16/12.

Hành trình của “siêu lừa” Huyền Như

HĐXX chuyển sang thẩm vấn liên quan hành vi án sơ thẩm đối với Như và 5 bị cáo khác cùng hành vi. Huyền Như khai, thực chất đơn gửi cho Tòa án Tối cao không phải kháng cáo mà chỉ là đơn thỉnh cầu xem xét cho hoàn cảnh gia đình bị cáo. Tất cả tài sản bị cáo đã tự nguyện nộp để khắc phục và xin xem xét vì mẹ lớn tuổi, con nhỏ mới sinh, gia đình chị có 3 con nhỏ cũng liên quan vụ án. Thời gian tới 4 đứa nhỏ sẽ phải giao cho mẹ của bị cáo nuôi. Bị cáo Huyền Như xin HĐXX xem xét tài sản của mẹ bị cáo là căn nhà H2, biệt thự The Nam Hải vì có trước khi bị cáo phạm tội và là tài sản của mẹ bị cáo.

HĐXX tiếp tục thẩm vấn về bị cáo Huyền Như về vấn đề bồi thường cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. Bị cáo Như đã lừa 3 ngân hàng, 3 cá nhân và 9 tổ chức với số tiền 3.900 tỉ đồng.

Trong phần thẩm vấn tại tòa bị cáo Như khẳng định, việc huy động tài sản nhằm chiếm đoạt tiền nên đưa ra mức lãi cao để làm mê hoặc khách hàng. Bị cáo đánh tráo hồ sơ xong, làm dấu giả và ký lại chữ ký của chủ tài khoản.  Ví dụ như tên của chủ tài khoản vẫn là tên của Công ty Phú Vinh và Công ty Thịnh Phát nhưng chữ ký gốc của chủ tài khoản không còn. Sau đó, bị cáo Huyền Như đưa hồ sơ đăng ký ở phòng Giao dịch Điện Biên Phủ.

Khi mở tài khoản, Như thông qua giao dịch viên là Anh, Ngọc và Giang nhưng không nhớ ai ký trong hồ sơ đó. Đối với hồ sơ của Công ty Hưng Yên, bị cáo Huyền Như vẫn dùng hồ sơ cũ, gồm: Giấy đăng ký mở tài khoản có chữ ký Giám đốc công ty này và các quyết định do bị cáo tự làm. Sau đó, bộ hồ sơ này đã được duyệt.

Ngày 17/12, HĐXX tiếp tục phần thẩm vấn.

Hưng Long

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc