Xét xử "bầu" Kiên và đồng phạm:

Kẽ hở chết người

10:48 | 30/05/2014

873 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sáng ngày 30/5, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm. Khoản tiền 718 tỉ đồng mà Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt đã được đại diện VietinBank và ACB mổ xẻ...

Hình ảnh phiên xét xử.

Mở đầu phiên xử, đại diện Ngân hàng ACB nói, Ngân hàng ACB vẫn giữ nguyên quan điểm yêu cầu VietinBank phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền 718 tỉ đồng do Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt. Việc thỏa thuận lãi suất vượt trần nếu có là lỗi của khách hàng cũng không thể chối bỏ trách nhiệm của VietinBank. Các bị cáo bị truy tố làm không phải vì mục đích cá nhân, họ có nhiều đóng góp, mong HĐXX xem xét.

Phản bác lại quan điểm của đại diện Ngân hàng ACB, đại điện Ngân hàng VietinBank cho biết: Về số tiền 718 tỷ đồng mà Huyền Như chiếm đoạt, trước hết về mặt hình thức, thì giữa ACB và VietinBank không có một giao dịch gì cả, mặt khác cũng không có một thỏa thuận hay hợp đồng nào. Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra một sân chơi riêng cho các ngân hàng với nhau là thị trường liên ngân hàng. Vậy tại sao ACB không dùng thị trường liên ngân hàng này để gửi tiền vào VietinBank (!?). Mâu thuẫn ở đây là gì, người ta đang cố tình né tránh quản lý Nhà nước, vì lợi nhuận cao, siêu lợi nhuận để cố tình lách luật. Ở đây có sự lạm dụng, lách luật và lừa dối Ngân hàng Nhà nước. Trong góc độ hạch toán, chắc chắn rằng ACB không bao giờ dám báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về chuyện ủy thác cho 19 nhân viên đi gửi tiền ở VietinBank mà sẽ hạch toán bằng con đường liên ngân hàng. Do đó đứng về góc độ quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước không thể biết và không thể quản lý được nếu như các ngân hàng đều làm như vậy. Đây là hành vi lách luật và trốn tránh sự quản lý của Nhà nước.

LS đại diện Ngân hàng ACB

Nhà nước chưa có hướng dẫn nhưng nếu các ngân hàng muốn thực hiện một nghiệp vụ nào đó thì chỉ cần làm công văn báo cáo Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng chấp thuận nếu không trái luật. Nhưng ACB đang cố tình lách luật chứ không hề có một văn bản nào báo cáo.  

Đối với việc quản lý kinh tế Nhà nước, hành vi này đã góp phần làm bóp méo quy luật thị trường. Có sự nhầm lẫn khi một số luật sư luôn nói rằng tiền của ACB đã vào tài khoản của VietinBank. Điều này là không đúng vì tài khoản VietinBank cũng giống ACB được mở tại trung tâm giao dịch số 1 Lý Thái Tổ, chứ không phải tài khoản của VietinBank ở 79 Hàm Nghi. Do vậy, dùng từ tiền đã vào tài khoản VietinBank là sai. Tiền của các cá nhân ACB đã vào tài khoản của chính các cá nhân được mở tại 1 điểm giao dịch của VietinBank.

Các nhân viên không ký lệnh nào sao tiền lại cứ đi là nhận xét sai lầm. Trong hồ sơ thể hiện rất rõ có trên 80 lệnh chi của chính các cá nhân nhân viên ACB ký khống, khi chưa có tài khoản nơi thụ hưởng và giao cái khống đó cho Huỳnh Thị Huyền Như. Đây là kẽ hở chết người để Huyền Như có đủ cơ hội thực hiện mà VietinBank không thể biết được. Tiền đi từ tài khoản thanh toán thông qua lệnh chi hoàn toàn không đi từ tài khoản tiết kiệm. Lỗi chết người này xuất phát từ các nhân viên của ACB.

Luật sư đại diện VietinBank.

VietinBank vi phạm pháp luật hay ACB vi phạm? Phiên tòa này nổi lên một vấn đề là vốn ảo lãi thật. Không riêng gì VietinBank mà nhiều các ngân hàng khác giật mình sửng sốt vì hành vi của ACB, không ngân hàng nào dám làm như vậy. Bị cáo Trịnh Kim Quang cũng đã nói là “có sợ”, có nhìn thấy rủi ro dù chưa biết là có thể gặp một siêu lừa. 

Từ đầu đến cuối đều do Huyền Như làm. Việc mất tiền ngân àng không hề biết. Lĩnh vực hoạt động ngân hàng nói chung, Vietinbank không bao giờ dám giao tiền cho nhân viên đem gửi cho NH khác trong khi ACB sẵn sàng liều lĩnh làm việc này. VietinBank khôn bao giờ có những công ty sân sau dùng tiền bán trái phiếu để mua cổ phần rồi dùng cổ phần thế chấp...

T.Minh