Người đẹp cần danh hiệu để làm gì?

07:00 | 27/07/2014

16,306 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Từ câu chuyện hoa hậu bán dâm rung chuyển làng giải trí, dư luận nhức nhối câu hỏi, người đẹp 'cố đấm ăn xôi' lấy một danh hiệu để làm gì?

Đổi đời nhờ ‘bán dâm’

Những người quan tâm tới đời sống giải trí hẳn còn nhớ vào năm 2010, người mẫu Trang Trần làm ‘rung chuyển’ làng mẫu khi không ngần ngại ‘tố’ nhiều người đẹp trong giới sẵn sàng ‘bán dâm’ để đổi đời nhanh chóng.

Từ chuyện hoa hậu bán dâm, người đẹp cần danh hiệu làm gì?
Trang Trần tố chân dài bán dâm, làm rung chuyển làng mẫu

 

Không vẽ nên một thế giới nhung lụa, Trang Trần công khai thu nhập kiếm được từ nghề người mẫu : Với thu nhập của một người mẫu, thì việc bạn mua được một chiếc túi xách hàng hiệu giá vài ngàn USD cũng là điều không đơn giản, chứ đừng nói đến chuyện mua nhà, mua xe.

Tôi, Ngọc Quyên, Kim Minh… những người mẫu có thể nói có thâm niên làm nghề, nhưng chưa bao giờ dám nghĩ mình sẽ làm giàu từ cát xê người mẫu.

Tôi đã từng phải đi xin show diễn, từng đi đứng làm mẫu sản phẩm mỏi nhừ cả chân chỉ để có được vài trăm ngàn.

Thêm vào sự công khai ấy, Trang Trần không giấu được bức xúc khi đề cập trực diện đến việc các công ty đào tạo người mẫu, những ông bầu thời trang làm cầu nối cho chân dài cặp đại gia với giá vài ngàn USD mỗi lần, nhưng đều được giấu kín dưới vỏ bọc tình thân.

Sốc hơn, Trang Trần tiết lộ: Nhiều khi tôi ngồi bàn bên cạnh trong quán cà phê, họ nhận ra tôi. Họ nói chuyện hồn nhiên lắm. Khoe mua đồ hiệu, có xe hơi, nhà lầu… Rồi họ nói chuyện mua một chiếc túi Hermes hơn 10 ngàn USD mà cứ như tôi mua một mớ rau muống vậy. Rồi họ khoe đi với ông này, ông kia, được vài ngàn USD mỗi đêm. Cứ như thể, đó là chuyện đương nhiên vậy’.

Những lời bóc mẽ đời sống thực của một bộ phận không nhỏ giới chân dài luôn tự vẽ nên một cuộc sống xa hoa lên ngựa xuống xe đã làm chấn động làng giải trí vốn dĩ nhiều thị phi.

Không ít người đẹp không biết vì cảm thấy danh dự nghề nghiệp bị xúc phạm hay có tật giật mình mà vội vã lên tiếng công kích chân dài vừa đứng mỏi chân trên sàn catwalk, vừa ‘lăn lưng’ bán bún đậu mới đủ sống đã ‘dám’ thật thà với dư luận.

Nhưng chỉ sau đó ít lâu, Trang Trần được ‘minh oan’ khi Mỹ Xuân – Hoa hậu Nam Mekong bị bắt khi tham gia vào đường dây mại dâm cao cấp có giá 2.500USD. Vừa trực tiếp ‘hành nghề’, Mỹ Xuân vừa ‘chăn dắt’ đàn em là những người mẫu, diễn viên, ca sỹ phòng trà có nhan sắc tham gia vào những lần ‘đi khách’.

Từ chuyện hoa hậu bán dâm, người đẹp cần danh hiệu làm gì?
Hoa hậu Mỹ Xuân trước vành móng ngựa

 

Tiếp sau đó là Hồng Hà – người mẫu từng biểu diễn tại các sàn catwalk Sài Gòn và Hà Nội bị công an ‘sờ gáy’ khi bán dâm với giá 1.000 USD.

Lê Thị Yến Duy – Hoa khôi thời trang Bến Tre 2010 bán dâm với giá 3.000 USD, cô nằm trong đường dây môi giới mại dâm chuyên cung cấp người mẫu, hoa hậu cho các đại gia với giá lên đến 7.000 USD mỗi lần đi khách.

Những thông tin chấn động ấy đã bóc trần thực chất đời sống của giới hoa khôi, hoa hậu, người đẹp luôn tô vẽ nên sự lộng lẫy hào nhoáng sực nức mùi vị USD, hàng hiệu, xe sang…

 

Hoa hậu Mỹ Xuân trước thời điểm bị bắt.



Người đẹp cần danh hiệu làm gì?

Từ câu chuyện người đẹp bán dâm, dư luận giật mình nhìn lại sự nở rộ các cuộc thi tìm kiếm nhan sắc được gắn mác ‘ao làng’.

Nếu như chỉ riêng tại Mỹ mỗi năm có 12 cuộc thi hoa hậu người Việt được tổ chức như một nồi lẩu thập cẩm đủ các thể loại hoa hậu, thì các cuộc thi nhan sắc tự phát trong nước còn không đếm xuể.

Những ồn ào của thí sinh ném dải băng danh hiệu Người đẹp hình thể vào sọt rác mới đây nhất lại vô tình lộ ra thêm một cuộc thi nhan sắc trời ơi đất hỡi, lại là thi ‘chui’. Không những vậy, BTC cuộc thi còn bị tố cáo việc đổi chác bán mua giải thưởng.

Vậy thì, câu hỏi đặt ra là, lý do nào khiến các cuộc thi tìm kiếm nhan sắc mọc lên nhan nhản như nấm sau mưa, và các người đẹp cứ ‘cố đấm ăn xôi’ nhất định phải có một danh hiệu, ở bất cứ cuộc thi nào, miễn là cái mác hoa khôi, hoa hậu để làm gì?

Bởi không tài năng nổi trội, tri thức có hạn, chút đỉnh nhan sắc gọi là đủ để đăng quang ở cái ao làng be bé, sau khi đăng quang cũng không có đóng góp gì cho xã hội ngoài việc làm một bình hoa di động thỉnh thoảng trưng lên cái biển hoa khôi hoa hậu để lấy danh xưng giới thiệu ở các event được mời, thì cái ‘mác’ dùng vào việc gì?

Đếm trên đầu ngón tay có bao nhiêu hoa hậu chính danh ngôn thuận được trả hàng ngàn USD cho việc đi nhẹ, cười duyên tại các sự kiện, đến Ngọc Trinh được trả cát xê cao cũng chỉ vì dũng cảm ‘cởi vô tội vạ’ và phát ngôn sốc chứ mấy người biết cô là Hoa hậu người Việt Thế giới?

Hay nói như các chân dài trót sa ngã khi đứng trước vành móng ngựa: cái mác hoa hậu, nữ hoàng, hoa khôi, cũng chỉ là 'cần câu cơm' hẳn để các đại gia sẽ ra giá cao hơn những gương mặt khả ái nhưng không có vương miện.

 

Theo An My

VTC News

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc