Lộ diện "chuỗi sở hữu chéo" ACB - Eximbank - Kienlongbank

08:30 | 29/11/2012

2,603 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Thông tin ông Trần Hùng Huy – Chủ tịch Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa tiết lộ với báo chí.

>> Dư chấn “bầu” Kiên khiến tài sản của ACB giảm 67.000 tỉ đồng

>> Ai đã bảo kê cho giao dịch “ma” của “bầu” Kiên?

>> Nghe đoạn băng ghi âm để biết vì sao ông Trần Xuân Giá và 3 'sếp' ACB bị khởi tố

>>“Trận đồ bát quái” thị trường tài chính - ngân hàng!?

>> ACB lỗ 659 tỉ đồng vì... vàng

ACB chính thức thừa nhận sở hữu chéo.

 

Thời gian gần đây, rất nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng sở hữu chéo ngân hàng ở nước ta, mặc dù đánh giá hiện tượng này có cả mặt tích và tiêu cực nhưng đại đa số ý kiến đều cho rằng, chiều hướng xuôi theo cái tiêu cực vẫn là chủ yếu. Theo đó, dòng vốn ảo sẽ được sinh ra trong một “ma trận” sở hữu chéo giữa các ngân hàng để tạo lên một dòng vốn khổng lồ đủ sức đi thâu tóm các ngân hàng, các doanh nghiệp, gây ra hiện tượng lũng đoạn trên thị trường.

Điều đáng nói là dòng vốn này do được sinh ra từ sự chi phối của một cá nhân, hay một nhóm lợi ích nào đó nên đã được nắn “dòng” theo những ý muốn chủ quan của cá nhân, nhóm lợi ích đó. Chính vì vậy, dù tài sản của các ngân hàng liên tục phình to, nguồn tiền dồi dào nhưng lượng tiền thực chảy vào nền kinh tế, vào hoạt động sản xuất lại rất ít, thậm chí là bằng không.

Sở hữu chéo ngân hàng vì thế là bất lợi và đang được các cơ quan chức năng ráo riết điều tra làm rõ.

Và trong lúc kết quả của những cuộc điều tra đó vẫn chưa mang lại nhiều kết quả cụ thể, thì mới đây, ông Trần Hùng Huy – Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB đã tiết lộ với báo chí về một khoản tiền có giá trị lên 4.500 tỉ đồng do một nhóm các công ty liên quan đến ACB vừa thoái vốn đầu tư ra khỏi Ngân hàng Kiên Long và Eximbank.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, ACB là ngân hàng đầu tiên và duy nhất thừa nhận sở hữu chéo.

Nhóm phóng viên Petrotimes