Hàn Quốc phóng thành công tên lửa sau hai lần thất bại

11:29 | 31/01/2013

603 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Hàn Quốc đã phóng thành công một tên lửa trong nỗ lực lần thứ 3 nhằm đưa vệ tinh vào quỹ đạo, sau khi Triều Tiên thành công trong sứ mệnh tương tự hồi tháng trước.

 

Hàn Quốc đã thành công trong việc phóng tên lửa trong lần thử nghiệm thứ ba

Tên lửa nặng 140 tấn của Hàn Quốc, có tên là Naro, đã được phóng lên lúc 4 giờ chiều ngày 30/1 giờ địa phương từ Trung tâm vũ trụ Naro ở bờ biển phía Nam Hàn Quốc, cách thủ đô Seoul khoảng 480km.

Các nhà khoa học và các quan chức đã tập trung tại trung tâm vũ trụ để ăn mừng khi tên lửa được phóng thành công.

Bộ trưởng Khoa học Lee Ju-Ho nói: “Sau khi phân tích các dữ liệu khác nhau, tên lửa Naro đã đưa vệ tinh khoa học vào đúng quĩ đạo như dự định. Đây là một thành công của chúng ta”.

Một vụ phóng thành công sau các nỗ lực phóng thất bại liên tiếp vào năm 2009 và 2010 có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo tương lai chương trình vũ trụ của Hàn Quốc và hiện thực hóa tham vọng trở thành thành viên đầy đủ của các câu lạc bộ các cường quốc vũ trụ toàn cầu.

Bất chấp một chương trình chế tạo vệ tinh rất thành công, Hàn Quốc đối mặt với sự tụt hậu nhằm bắt kịp các cường quốc châu Á khác với khả năng phóng vệ tên lửa đã được thừa nhận như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Vụ phóng hôm qua diễn ra chỉ ít tuần sau khi Triều Tiên phóng một tên lửa 3 tầng do nước này tự chế tạo nhằm đưa một vệ tinh vào quỹ đạo.

Vụ phóng tên lửa ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 26/10/2012 nhưng bị trì hoãn 2 lần vì các lý do kỹ thuật. Sự trì hoãn đồng nghĩa với việc Triều Tiên đã đánh bại Hàn Quốc khi phóng một vệ tinh vào quỹ đạo hôm 12/12 năm ngoái.

Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên đã bị sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế và dẫn đến các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với nước này.

Mặc dù có một chương trình chế tạo vệ tinh rất thành công, Hàn Quốc vẫn chưa bắt kịp các cường quốc châu Á khác với khả năng phóng tên lửa như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Vụ phóng tên lửa lần này là hợp tác cuối cùng của Hàn Quốc với Nga, trong đó Nga cung cấp tầng đầu tiên cho Hàn Quốc trong tối đa ba lần phóng tên lửa.

Tham vọng chinh phục không gian của Seoul bị ngăn cản trong nhiều năm bởi đồng minh chính của mình là Mỹ vì lo ngại rằng một chương trình tên lửa hoặc chương trình hạt nhân sẽ thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, đặc biệt là với Triều Tiên.

Hàn Quốc muốn xây dựng một chương trình tên lửa của riêng mình vào năm 2018 và đưa nó lên Mặt trăng.

Th.Long (Theo AFP)