Hậu bầu cử tại Cộng hòa tự trị Crimea và khủng hoảng chính trị tại Ukraine:

Lại tối hậu thư và dọa tăng trừng phạt

05:00 | 16/04/2014

1,425 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 14/4, Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng Kiev ở Luxembourg sau khi Anh kêu gọi Nga không hỗ trợ lực lượng nổi dậy ở Ukraine.

Năng lượng Mới số 313

Và 6 giờ ngày 14/4 (theo giờ GMT) cũng là thời hạn chót mà Kiev đưa ra đối với các phần tử ủng hộ Nga giao nộp vũ khí và rời các tòa nhà mà lực lượng này chiếm đóng tại miền Đông Ukraine. Những cuộc khẩu chiến cùng hoạt động ngoại giao xung quanh chủ đề trên đang khiến cho tình hình tại miền Đông Ukraine càng thêm nóng bỏng, đe dọa vượt tầm kiểm soát.

Theo sắc lệnh của quyền Tổng thống Ukraine Oleksander Turchynov (13/4), các phần tử ủng hộ Nga phải giao nộp vũ khí và rời các tòa nhà mà lực lượng này chiếm đóng và họ sẽ không bị truy tố nếu hạ vũ khí trước thời hạn chót nếu không sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt. Bởi ông Oleksander Turchynov đã chỉ thị mở "chiến dịch chống khủng bố tổng lực" với sự tham gia của quân đội và Kiev sẽ không để Nga tái diễn kịch bản Crimea tại các khu vực miền Đông.

Người biểu tình bên rào chắn ở ngoài tòa nhà chính quyền thành phố Donetsk, miền Đông Ukraine ngày 11/4

Trước đó (12/4), ông Oleksander Turchinov đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng An ninh và Quốc phòng sau khi người biểu tình giành quyền kiểm soát các tòa nhà chính quyền ở Slavyansk, tỉnh Donetsk. Quyền Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov cho biết, một sĩ quan an ninh đã thiệt mạng và 5 người thuộc lực lượng này bị thương khi xảy ra xung đột với người biểu tình.

Cũng trong ngày 13/4, Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych tuyên bố, Ukraine đang đứng bên bờ vực nội chiến. Và nhóm đảo chính ở Kiev đã phát đi một sắc lệnh tội phạm để sử dụng các lực lượng vũ trang và quân đội chống lại những người biểu tình; đồng thời quy một phần trách nhiệm cho Mỹ vì đã can thiệp thô bạo vào tình hình tại Ukraine. Ông Viktor Yanukovych tố cáo, Giám đốc CIA John Brennan đã tới Ukraine (dưới tên giả hôm 12/4) và sau cuộc họp với ban lãnh đạo Kiev, chỉ thị mở chiến dịch quân sự tại miền Đông Ukraine lập tức được triển khai.

Ngày 13/4, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power cho biết, Washington sẵn sàng tăng cường trừng phạt Nga nếu các hành động tại Ukraine tiếp diễn. Theo bà Samantha Power, các vụ tấn công nhằm vào trụ sở cảnh sát và cơ quan an ninh tại miền Đông Ukraine của các tay súng ủng hộ Nga là chuyên nghiệp, mang tính phối hợp và có dấu hiệu của sự can thiệp từ Moskva. Cùng ngày 13/4, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố danh sách 10 cáo buộc giả mạo do Nga tạo ra để biện minh cho hoạt động của Moskva tại Ukraine sau khi sáp nhập Crimea. Đồng thời cho rằng, Moskva đang dùng năng lượng làm vũ khí chống lại Kiev. Trước đó, Washington cũng từng đưa ra một danh sách tương tự. Cũng trong ngày 13/4, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã bày tỏ quan ngại trước sự xuất hiện của các tay súng ủng hộ Nga ở miền Đông Ukraine và cảnh báo bất cứ hành động can thiệp quân sự tiếp theo nào vào Ukraine sẽ càng khiến Moskva bị quốc tế cô lập. Trong một diễn biến liên quan, ngày 13/4, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã bất ngờ phản đối chủ trương liên bang hóa Ukraine vì nói rằng, liên bang hóa sẽ phá hủy nhà nước Ukraine. Cũng trong ngày 13/4, tờ Haaretz cho biết, Mỹ đang gia tăng sức ép đối với Israel vì thái độ "trung lập" của Tel-Aviv đối với cuộc khủng hoảng Ukraine.

Về phần mình, ngày 13/4, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, việc chính quyền Kiev thông báo sẽ huy động quân đội để dập tắt cuộc nổi loạn của các lực lượng thân Nga ở miền Đông Ukraine là “chỉ thị tội lỗi”; đồng thời nhấn mạnh, phương Tây cần kiểm soát đồng minh của mình trong chính quyền Ukraine và “trách nhiệm ngăn chặn nội chiến tại Ukraine thuộc về phương Tây”. Ngoài ra, Nga cũng kêu gọi thảo luận khẩn cấp về tình hình miền Đông Ukraine trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong cuộc điện đàm hôm 12/4 với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cảnh báo, bất cứ sự can thiệp vũ trang nào của Kiev vào miền Đông Ukraine sẽ phá hoại những nỗ lực tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột và đe dọa cuộc đàm phán hòa bình dự kiến diễn ra hôm 17/4 tại Geneva giữa Nga, Ukraine, Mỹ và Liên minh châu Âu.

Theo Hãng Itar-Tass, tối 13/4, đại diện “Dân quân Donbass” đã bắt giữ một xe tải chở đạn của hệ thống phóng rocket nhiều nòng Grad tại một trong những điểm kiểm soát gần thành phố Slavyansk, tỉnh Donetsk. Trước đó, Ủy ban An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraine đã quyết định chiến dịch chống khủng bố quy mô lớn ở miền Đông với sự tham gia của lực lượng vũ trang. Được biết, người biểu tình dưới sự hỗ trợ của lực lượng “Dân quân Donetsk” đã chiếm hầu như toàn bộ tỉnh Donetsk, trong khi đó quân chính phủ đang bao vây ngoại vi thành phố Slavyansk. Bởi người biểu tình đã nắm quyền kiểm soát các trụ sở tại 4 thành phố Slavyansk, Krasnyi Liman, Kramatorsk và Druzhkovka. Theo phóng viên tờ Priazovsky Worker, người biểu tình đã tiến vào tòa nhà của văn phòng thị trưởng Mariupol sau cuộc tuần hành có sự tham gia của khoảng 1.000 người muốn thiết lập một nền cộng hòa riêng biệt ở Donetsk. Và cảnh sát không chặn người biểu tình khi họ tiến vào các văn phòng, hạ cờ Ukraine và dựng các chướng ngại vật bên ngoài tòa nhà này. Theo Hãng Ria Novosti, một nhóm chiến binh người Cossacks ở Crimea và các cựu binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm Berkut bị giải tán của Ukraine đang chuẩn bị tới Slavyansk để hỗ trợ những người dân ở thành phố này.

Ngày 14/4, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho rằng, Nga hy vọng có thể thúc đẩy các quyền tự trị nhiều hơn cho miền Đông Ukraine chứ không muốn sáp nhập giống như trường hợp của Crimea.

Anh-Trang-Cường

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc