Mỗi khuôn mặt là một... nền văn hóa

09:06 | 20/10/2012

1,685 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Mỗi bức chân dung là một khung hình biết nói, chúng kể câu chuyện về đất nước, về vùng đất và văn hóa mà con người đó thuộc về.

Người ta vẫn nói khuôn mặt phản ánh đời sống nội tâm của con người. Gương mặt chuyển tải tương đối xác thực tình trạng sức khỏe, khí phách, tâm hồn của con người đó.

Những cư dân sống ở những vùng đất khác nhau sẽ có những điểm tương đồng. Và những bức chân dung sau sẽ kể câu chuyện của riêng mình.

Người đàn ông của bộ lạc Mursi, Ethiopia. Bộ lạc Mursi thường được biết đến với cái tên "môi đĩa", là một trong những cộng đồng thổ dân vẫn còn giữ nguyên vẹn những nét văn hoá nguyên thuỷ sơ khai, hiện đang sinh sống tại khu vực thung lũng Omo thuộc lãnh thổ phía Nam Ethiopia. 
Đôi  mắt là cửa sổ của tâm hồn. Và ánh mắt của cậu bé này như đang kể câu chuyện của mình. Một đôi mắt rất có hồn.
Hàng năm mỗi dịp năm mới về, cộng đồng người Trung Quốc ở Johor Bahru, Malaysia lại tập hợp. Họ biểu diễn nhạc kịch và các nghi lễ chào đón năm mới trong vài ngày. Johor Bahru là thành phố lớn thứ 2 ở Malaysia, nằm ở phía Nam đất nước. Không chỉ là một điểm đến lí tưởng so với các thành phố khác của Malaysia, Johor Bahru còn là một trung tâm công nghiệp và thương mại quan trọng trên bán đảo này. Thành phố Johor Bahru vẫn còn giữ được vẻ quyến rũ đặc trưng của nó, với phong cách sống thoải mái, đây là một thành phố đẹp như tranh vẽ và mang những nét thôn quê.
Cô gái trẻ trong lễ hội truyền thồng ở Istria, Croatia. 
Trong một ngày mưa ở Cuba, khi tác giả đang đi trên phố, bỗng cô thấy một khuôn mặt dễ thương nhìn mình qua cánh cửa ô tô. Một cậu bé đang mỉm cười và cô cũng mỉm cười lại. Vào khoảnh khắc đó, tác giả nhận ra rằng, hai con người xa lạ, ở hai thế hệ khác nhau vừa trao cho nhau một điều gì đó đặc biệt. Cho dù cả hai đều biết rằng có thể mình sẽ chẳng bao giờ gặp lại người kia.
Tại một số quốc gia Ả Rập, mỗi khi ra ngoài phụ nữ đều phải che mặt bằng một tấm khăn màu đen, mà che thì rất kín, chỉ chừa một lỗ hổng để có thể trông thấy đường đi. Ngoài ra họ còn phải mặc một cái áo dài màu đen, làm cho người trông thấy không còn có thể nhận ra dung mạo thực của họ là như thế nào nữa. Đây là một phần của truyền thống và tôn giáo tại các quốc gia Ả Rập.
Tác giả bức ảnh này là Joshua Schrems. Khi anh đi bộ quanh cảng Kusadasi và bắt gặp một chiếc tàu Thổ Nhĩ Kỳ tại cảng. Chàng thủy thủ này đang đứng ở bến tàu và khi được yêu cầu chụp ảnh, anh đã đồng ý ngay lập tức với một vẻ tự hào hiện trên khuôn mặt.
Người đàn ông Mông Cổ. 2/3 dân số Mông Cổ sống du mục, tự cung tự cấp. Cuộc sống du mục của người dân Mông Cổ hiện nay không thay đổi mấy so với tổ tiên của họ: vẫn nay đây mai đó trên thảo nguyên bao la với những chiếc lều trắng tròn xinh xinh, cùng một đàn gia súc - tài sản lớn nhất của một gia đình.
Các thanh niên biểu tình trước cửa Đại học Sana'a, Yemen chống lại Tổng thống Ali Abdullah Saleh và chính quyền của ông.
Bức ảnh chụp tại Paris, nước Pháp.
Vẽ trang trí cơ thể được xem là nét văn hóa đặc sắc của nhiều bộ lạc ở châu Phi. Với những chất liệu có sẵn trong tự nhiên như các loại đất sét màu và một trí tưởng tượng phong phú, họ đã trang trí cơ thể của mình với nhiều hình vẽ rất đẹp và nhiều màu sắc. Trong ảnh là hai cậu bé với hình vẽ trang trí nổi bật trên gương mặt và cơ thể. Nhiều thành viên các bộ lạc ở phía nam Ethiopia đã chống lại được sự cám dỗ đến các thành phố để giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của mình.
Một đứa trẻ ở Farsi, miền tây Afghanistan. Chính trị bất ổn khiến cho đứa trẻ này không có vẻ ngây thơ thay vào đó là nét rắn rỏi trên khuôn mặt.
Một tín đồ chơi trống tại ngôi đền Hindu.
Bức ảnh này nằm trong dự án "Chân dung người phụ nữ bị ảnh hưởng bởi nạn diệt chủng ở Ruanđa". Người phụ nữ này đã mất cả chồng và 8 người con của bà. Riêng người phụ nữ này, cô bị cắt rất nhiều mảng trên cơ thể và bị bỏ mặc cho tới chết. Rất may người phụ nữ này đã sống sót và cũng đã tha thứ cho những người đã giết hại gia đình mình.
Một người bán lạc đà tại Hội chợ lạc đà được tổ chức tại thị trấn Pushkar, bang Rajasthan, Ấn Độ, Hội chợ “khoe sắc” lạc đà kéo dài trong 5 ngày với khoảng 50.000 con lạc đà được “make-up” vô cùng bóng bảy và điệu đà này luôn thu hút hàng trăm thương nhân địa phương buôn bán lạc đà và gia súc quy tụ. Hội chợ Pushkar là một trong những hội chợ lạc đà lớn nhất thế giới. Nhân dịp này, các “cô cậu” lạc đà tha hồ được “tỉa tót”, chăm chút để giành lấy các giải thưởng “độc” không kém cho chủ nhân của nó.
Bảo vệ bên ngoài bức tường điện Kremlin, Moscow, Nga.
Theo như lời tác giả: Bức ảnh này đã chộp đúng khoảnh khắc. Nó giống như chàng thanh niên này đang nhìn lại Afghanistan lần cuối và tin rằng mọi nguy hiểm đã ở lại đằng sau. 
Bà Trai chụp bức chân dung này tại hội Lim, Bắc Ninh, Việt Nam. Với chiếc áo dài đỏ bà mặc trên người cho thấy bà đã ít nhất 90 tuổi rồi.
Cô bé Venezuela này đến từ phía nam hồ Maracaibo ở Zulia. Một hình ảnh dễ thương thường thấy của các cô bé tuổi này tại Venezuela.
Cuộc sống trang trại tại Pháp giờ đây có lẽ chỉ còn trong dĩ vãng. Đây là những hình ảnh hiếm hoi ghi lại trong cuộc sống hiện đại thường nhật.
Tác giả đã gặp người đàn ông tại miền bắc Manitoba. Ông nói rằng những hình vẽ trên mặt và trang phục của mình đều xuất hiện trong giấc mơ của ông.
Ông Tajik, một nhân viên bán hàng, Tashkurgan, tỉnh Tân Cương, Trung Quốc. Tân Cương nghĩa là ‘biên cương mới’, tên gọi này được đặt từ thời nhà Thanh. Đây là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, các dân tộc chính có thể kể tới là Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), Hán, Kazakh, Hồi, Kyrgyz và Mông Cổ.
Một buổi sáng bước trên cánh đồng hoa oải hương, Stela Tasheva muốn chụp một bức ảnh bình minh. Stela nhìn thấy những người phụ nữ này đang làm việc trên cánh đồng và muốn có chung một bức hình. Thật đáng buồn là những người phụ nữ này đều đã trên 60 tuổi thế những họ vẫn ngày ngày làm việc trên cánh đồng. Thế nhưng mỗi khi nhìn vào bức ảnh này, tác giả nhìn thấy ở đó năng lượng, niềm vui trên khuôn mặt của mỗi người. Và nó đẹp như một bức tranh vậy.
Bức ảnh này chụp trên đường phố Trinidad, Cuba. Ánh mắt của người đàn ông này từ xa khiến cho tác giả cảm thấy ớn lạnh. Nhiếp ảnh gia Elektra Carras đã có cuộc nói chuyện với người đàn ông này và ban đầu ông không đồng ý cho tác giả chụp hình mình. Có thể ông là một người nông dân hay còn gọi là "campesino". Ông điềm tĩnh quan sát đường phố. Sau ánh mắt kia, tác giả nhìn thấy sự ấm áp và yên bình ở người đàn ông này.

a

Báo nước ngoài