Xung quanh vụ tai nạn máy bay MH17:

Những bằng chứng giả mạo về vụ tai nạn MH17

15:00 | 22/10/2014

2,381 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ukraina đã làm giả chứng cứ vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia. Đó là khẳng định của Cơ quan tình báo Đức (BND).

Hiện trường vụ rơi máy bay MH17 của Malaysia tại miền đông Ukraina

Tình báo Đức vừa đưa ra một giả thiết hoàn toàn khác về vụ tai nạn máy bay MH17 của Malaysia tại miền đông Ukraina hồi tháng 7/2014.

Phát biểu tại một ủy ban của Quốc hội Đức, Giám đốc Cơ quan tình báo Đức (BND) Gerhard Schindler nói rằng, chiếc máy bay bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa phòng không Buk của quân đội Ukraina. Tuy nhiên, ông cho rằng, lực lượng ly khai ở miền đông Ukraina đã sử dụng hệ thống này. Tức là, họ đã chiếm lấy hệ thống tên lửa của Ukraina và khai hỏa vào chiếc MH17. Ông Schindler không dẫn ra bằng chứng về giả thiết này.

Ngoài ra, BND còn đưa ra 2 kết luận chắc chắn. Thứ nhất, một số hình ảnh vệ tinh chụp tại thời điểm chiếc MH17 gặp nạn do Kiev cung cấp đã bị giả mạo. Thứ hai, những khẳng định của phía Nga cho rằng máy bay MH17 đã bị binh lính Ukraina bắn hạ và có một máy bay quân sự Ukraina bay gần đó là không đúng sự thật.

Vấn đề đặt ra là ai đã làm giả ảnh vệ tinh? Theo giới chuyên gia, Ukraina không có khả năng chụp ảnh từ không gian. Như vậy thì chắc là Washington đã chuyển giao các bức ảnh vệ tinh cho Kiev. Sau khi so sánh các hình ảnh do Kiev giới thiệu với các dữ liệu của Nga, Bộ Quốc phòng Nga ngay lập tức phát hiện ra rằng, các tấm ảnh của Kiev có dấu hiệu bị chỉnh sửa. Bộ Quốc phòng Nga đề nghị phân tích so sánh các ảnh vệ tinh của Nga và Mỹ. Nhưng, Mỹ đã bác bỏ đề xuất này.

Tại sao Mỹ và đại diện của Hà Lan có nhiệm vụ điều tra về hoàn cảnh vụ tai nạn MH17 không hướng tới Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)? Đây là một trong nhiều câu hỏi nảy ra khi theo dõi hoạt động của các nhà điều tra quốc tế. Giám đốc Cơ quan tư vấn và phân tích An toàn Không lưu, thuộc Hội đồng quản trị Quỹ An toàn bay (FSF, Washington) Valery Shelkovnikov, nói rằng: “Phía Ukraina đã được yêu cầu trình ICAO dữ liệu về tất cả các chuyến bay theo lịch trình của các máy bay quân sự, về các cuộc tập bắn vào thời điểm đó, về tất cả các cuộc điện đàm giữa trung tâm kiểm soát không lưu ở Ukraina và các trạm chỉ huy Không quân Ukraina. Tất cả hồ sơ, tất cả các cuộc điện đàm phải được đệ trình lên ICAO. Nhưng, phía Ukraina không làm như vậy. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng, ICAO im lặng, không có phản ứng nào trước điều đó. Đặc biệt là, theo Phụ lục 13 của Công ước về Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, cần phải thu thập tất cả các dữ liệu đó”.

Thay cho sự thật chỉ có những giả thuyết, giả định và những lời cáo buộc. Bộ Quốc phòng Nga gần như ngay lập tức sau vụ tai nạn đã công bố dữ liệu của các phương tiện kiểm soát khách quan cho thấy rằng, vào thời điểm chiếc máy bay của Malaysia bị rơi, bên cạnh nó đã có chiếc máy bay chiến đấu SU-25 của Ukraina. Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko nói không có máy bay nào. Còn phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mary Harf nói rằng, Washington có rất nhiều bằng chứng để bác bỏ giả thuyết của Bộ Quốc phòng Nga. Nhưng, Mỹ vẫn chưa công bố bằng chứng nào.

Mặt khác, báo chí phương Tây tiếp tục lập luận rằng, lực lượng dân quân ở khu vực Donbass có thể chiếm lấy Buk, đưa nó vào lãnh thổ do họ kiểm soát, đào tạo nhóm điều khiển hệ thống tên lửa phòng không, và bắn trúng chiếc máy bay. Mặc dù trước khi xảy ra thảm kịch này, giới quân sự Ukraina đã phủ nhận khả năng này.

Moskva khẳng định rằng, cần phải tiếp tục cuộc điều tra minh bạch và khách quan về vụ tai nạn MH17 ở Ukraina.

Người đứng đầu Ủy ban Quốc tế của Duma Quốc gia Nga Alexei Pushkov đã bình luận về báo cáo của tình báo Đức như sau: “BND tuyên bố MH17 bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa phòng không Buk của Ukraina “do phe ly khai cướp được”. Có nghĩa là Nga chả liên quan gì ở đây. Còn Buk cũng có thể do chính lực lượng vũ trang Ukraina phóng đi”.

Nh.Thạch

tổng hợp

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc