Putin không "ngã tay chèo" trước phương Tây

14:31 | 20/11/2014

4,842 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Phương Tây ngay từ đầu đã luôn duy trì thái độ hoài nghi đối với ông Vladimir Putin kể từ khi ông có được vai trò nổi bật trong Điện Kremli và cả trong khủng hoảng Ukraine.

 

Từ khi vị Tổng thống đầu tiên của nước Nga thời hậu Xô Viết Boris Yeltsin lựa chọn cựu điệp viên KGB này làm người kế nhiệm, báo chí phương Tây đã đặt ra câu hỏi lớn: How is Mr.Putin? và như thực tế đã cho thấy, tới nay họ vẫn chưa thể chấp nhận được câu trả lời một chiều. Trong bất luận tình huống nào, tổng Thống Nga vẫn là người có thể khiến cho phương Tây phải cảm thấy bất ngờ giật thột trước những hành động quyết liệt của ông nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia Nga.

Quyết không chịu khuất phục

Nhà báo Angus Roxburgh trong bài viết trên tờ The Guardian đã phải mở đầu bài viết của mình bằng câu: “Thật khó có thể biết ông Putin đang nghĩ gì trong đầu...”. Tuy nhiên, khi xem lại băng ghi hình bài phát biểu của Tổng thống Nga ngay trong đêm 19-7, sau khi xảy ra vụ máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia MH17 bị tên lửa bắn hạ trong vùng trời Ukraine, không khó nhận ra cơn giận dữ đang ào ạt trong lòng nhà lãnh đạo Nga khi phương Tây vô cớ và vô bằng chứng đã đua nhau đổ hết mọi trách nhiệm cho Moskva về vụ việc này.

Theo con mắt của phương Tây, ngay cả khi người Nga không trực tiếp dính líu đến vụ bắn hạ máy bay đó thì họ cũng phải chịu trách nhiệm gián tiếp về việc này, ít ra là vì họ dường như đang ủng hộ lực lượng li khai miền Đông ở Ukraine mà lực lượng này lại đang bị phương Tây đổ riệt cho tội bắn tên lửa trúng máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia mặc dù chưa hề có bằng chứng cụ thể nào về việc này.

Thái độ áp đặt “ông kễnh” đó của phương Tây hiển nhiên không thể làm cho Tổng thống Nga cảm thấy dễ chịu và ông cũng đã bộc lộ phản ứng cứng rắn với tư cách nguyên thủ một cường quốc vào loại hàng đầu thế giới, không thể để cho bất cứ thế lực quốc tế nào làm cho bẽ mặt một cách không xứng đáng. Hơn ai hết, ông Putin hiểu rõ động cơ của những thế lực quốc tế đang muốn lợi dụng những khó khăn và rắc rối ở các nước để quá mù ra mưa, thổi mưa thành bão, tạo nên những cuộc can qua để tìm cơ hội lợi dụng mưu cầu các mục đích cho mình...

Trong cuộc họp với Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, Tổng thống Nga đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Hiện nay trên thế giới đang ngày càng vang lên rõ hơn tiếng nói của tối hậu thư và các biện pháp trừng phạt. Bản thân khái niệm chủ quyền quốc gia cũng bị xóa nhòa. Những chế độ không thích hợp, những quốc gia tiến hành đường lối độc lập hay đơn giản là đứng chắn ngang lợi ích của ai đó đang bị làm cho trở nên bất ổn. Để đặt được điều đó, người ta tung ra cái gọi là cách mạng màu, hay nói đúng tên sự vật thì đó đơn giản là các cuộc đảo chính được kính động và tài trợ từ bên ngoài.

Tất nhiên, nơi để tập trung và khuấy đục nước béo cò là các vấn đề bên trong quốc gia. Vấn đề thì ở đâu mà chẳng nhiều, đặc biệt là tại các quốc gia không ổn định, các quốc gia chưa ăn nên làm ra, các quốc gia có thể còn phức tạp. Tất nhiên, các vấn đề luôn luôn tồn tại nhưng chuyện là ở chỗ, không thể hiểu được là vì sao lại sử dụng những vấn đề đó để làm cho bất ổn toàn phần và phá vỡ các quốc gia như chúng ta vẫn hay phải chứng kiến trong thời gian gần đây ở những khu vực khác nhau trên thế giới...”.

Và Tổng thống Nga cũng tuyên bố thẳng thắn rằng, cách  hành xử mà phương Tây áp dụng với những quốc gia yếu sẽ không thể nào có tác dụng đối với một cường quốc như Nga: “Các bài bản được áp dụng với những nước yếu, những nước chưa ăn nên làm ra, đang bị giầy vò bởi những mâu thuẫn, xung đột nội tại, sẽ không thể đạt hiệu ứng ở nước ta. Các công dân Nga sẽ không cho phép điều đó diễn ra và sẽ không bao giờ chấp nhận chúng...”.

Đối mặt với mâu thuẫn

Rất dễ hiểu là phương Tây khó có thể hòa đồng với một vị nguyên thủ quốc gia như thế ở một cường quốc đầy tiền năng như Nga. Các yếu tố địa chính không cho phép Nga có thể cúi đầu trước bất cứ một thế lực quốc tế nào bên ngoài. Và cũng chính vì thế, ở thời điểm hiện nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang là nhân vật bị tấn công nhiều nhất từ phía phương Tây.

Trong những điều kiện như thế, không có gì lạ nếu theo kết quả thăm dò dư luận do Trung tâm Pew Research tiến hành tại 44 quốc gia, đại đa số những người được hỏi ý kiến ở 22 quốc gia bày tỏ sự thất vọng cho rằng, Tổng thống Nga Putin sẽ không còn có thể đóng vai trò tích cực trên trường quốc tế. Cuộc thăm dò trên (có hơn 48 nghìn người tại 44 quốc gia tham gia) cho thấy, những người có thái độ tiêu cực đối với nước Nga hiện chiếm 43%.

Tỉ lệ những người có thái độ tích cực đối với nước Nga chiếm 34%. So với một năm trước, thái độ tiêu cực đối với nước Nga đã gia tăng đáng kể tại 20 trong số 36 quốc gia. Ngỏ ý không còn tin tưởng ở Tổng thống Nga là 87% số người được hỏi ý kiến ở Tây Ban Nha, 86% ở Ba Lan, 85% ở Pháp, 83% ở Ai Cập, 80% ở Mỹ. 79% ở Jordan, 78% ở Italia, 77% ở Đức, 75% ở Thổ Nhĩ Kỳ, 72% ở Ukraine, Nhật Bản và Anh, 71% ở Israel và 70% ở Venezuela...

Có thái độ tốt hơn đối với nước Nga so với trước là ở 6 quốc gia. Tại 10 quốc gia còn lại, tỉ lệ những người có thái độ tốt với nước Nga vẫn được duy trì ở mức tương đương với một năm trước.

Cuộc thăm dò xã hội của Trung tâm Pew Research cũng cho thấy, thái độ tiêu cực đối với nước Nga đã gia tăng ở Mỹ và Châu Âu. Năm 2013, thái độ tốt đối với nước Nga đã có ở 37% số người Mỹ được hỏi ý kiến, còn tỉ lệ những người Mỹ có thái độ tiêu cực đối với Nga khi đó đã ở mức 43%. Năm nay, tỉ lệ những người Mỹ ủng hộ Moskva đã giảm xuống còn 12%, còn tỉ lệ những người Mỹ có thái độ tiêu cực đối với Nga đã tăng lên 81%.

Ngoài ra, tâm lý bài Nga cũng đã gia tăng ở Ba Lan (hiện nay tại đây đang có tới 81% số người dân có thái độ tiêu cực đối với Nga), Anh quốc (63%), Tây Ban Nha (74%), Đức (79%) và Italia (74%). Trong khi đó tâm lý tin cậy ở Nga trong một năm qua đã gia tăng tại Trung Quốc: năm 2013 đã có 49% số người Trung Quốc được hỏi ý kiến có thái độ tích cực với Moskva và 39% đã có thái độ tiêu cực.

Năm nay, tại Trung Quốc, tỉ lệ những người có thái độ tích cực với Nga đã tăng lên mức 66%, còn tiêu cực – giảm xuống còn 23%... Xu thế tương tự cũng đã xuất hiện tại Philippines, Ấn Độ, vùng lãnh thổ tự trị Palestine và Nigeria.

Và ở trong nước Nga, một khi phương Tây càng dè chừng với Tổng thống Putin thì  người dân Nga càng nhìn thấy ở ông một niềm tin cho tương lai của mình. Những số kiệu do Viện Gallup mới công bố vào trung tuần tháng 7 cho thấy, bất chấp thái độ tiêu cực đang gia tăng ở nước ngoài đối với nước Nga và tổng thống Putin, ở chính nước Nga thì niềm tin của người dân vào nhà lãnh đạo tối cao của mình lại gia tăng lên tới mức kỷ lục.

Hiện nay đang có tới 83% số người Nga đồng tình với các hành xử của Tổng thống Putin trên cương vị nguyên thủ quốc gia. Chỉ tính riêng trong năm gần đây nhất, chỉ số tín nhiệm ông Putin đã gia tăng tới 29% ở Nga. Theo kết quả điều tra mới nhất của Viện  Gallup, niềm tin của người dân Nga đối với Tổng thống của mình đã tăng tới mức kỷ lục.

Lần đầu tiên trong 6 năm qua, đại đa số dân Nga (73%) cho rằng, ban lãnh đạo đát nước đã lựa chọn lối đi đúng. Chỉ số những người Nga tin tưởng vào sức mạnh quân sự của Tổ quốc mình cũng đang ở mức cao (78%).

Song song với sự gia tăng niềm tin vào các nhà lãnh đạo ở nước mình, người dân Nga cũng thể hiện sự suy giảm kỷ lục niềm tin đối với Chính phủ Mỹ và chính phủ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Những chỉ số này thể hiện sự không hài lòng của người dân Nga đối với thái độ của Mỹ và EU trong vấn đề khủng hoảng ở Ukraine.

Kết quả thăm dò ý kiến cho thấy, ngay cả nếu như phương Tây gia tăng sự cô lập đối với Điện Kremli và các biện pháp trừng phạt kinh tế thì người dân Nga vẫn nhất quán tín nhiệm đường lối mà ban lãnh đạo quốc gia đã lựa chọn. Tổng thống Putin rất ý thức được nhu cầu phải củng cố càng ngày càng chặt chẽ hơn khối đoàn kết quốc gia để có thể đủ lực đối phó với những nguy cơ mới trong tương lai.

Không ngẫu nhiên mà khi nhấn tới các biện pháp cần phải thực thi trong thời gian tới, ông đã nêu bật tầm quan trọng của vấn đề này: “Thứ nhất là phải hành động một cách nhất quán theo hướng củng cố khối đoàn kết các dân tộc, tiến hành một chính sách nhập cư lành mạnh, ứng xử cứng rắn đối với bất cứ sự việc nào liên quan tới sự thiếu trách nhiệm của các quan chức hay những vụ phạ tội có thể kích động những xung đột trên cơ sở sắc tộc...”.

 

ANTG

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc