Libya một năm sau ngày Gaddafi bị giết

15:08 | 24/10/2012

2,231 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Vào đúng dịp kỷ niệm một năm ngày chết của Muammar Gaddafi (20/10/2011-20/10/2012) người ta lại tung ra một giả thuyết mới về cái chết của ông này. Nếu cách đây một năm, phương Tây tuyên bố Libya đã được “giải phóng” thì nay một “Libya tự do” lại vẫn chìm trong biển máu.

 

Một năm trôi qua nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn về cái chết của Muammar Gaddafi

Đã một năm trong đời sống người dân Libya không có Muammar Gaddafi, người đã cầm quyền 42 năm liền. Nhà lãnh đạo nhà nước đã bị giết hại vào ngày 20/10/2011. Đại tá Gaddafi đã chết trong vùng lân cận với thành phố quê hương Sirte. Ngay trước lễ tưởng niệm đã xuất hiện giả thuyết mới về cái chết của ông.

Theo dữ liệu của tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch, Muammar Gaddafi đã bị giết chết không phải do vụ không kích của lực lượng NATO như thông báo chính thức. Ông đã bị bắt giữ, đã trải qua sự tra tấn đau đớn và nhục nhã. Và sau đó đã bị những người nổi dậy giết chết cùng với con trai của ông và mấy chục người ủng hộ ông.

Có cả một giả thuyết về cái chết của Đại tá Gaddafi liên quan đến "dấu vết người Pháp". Kẻ giết hại có thể là người Libya được huấn luyện ở Pháp, nhưng đã hành động mà không có chỉ dẫn trực tiếp từ Paris. Theo giả thuyết này, Đại tá Gaddafi đã bị giết hại vì người ta sợ rằng, ông có thể tiết lộ những bí mật về nguồn tài trợ chiến dịch bầu cử Tổng thống Pháp vào năm 2007.

Một loạt các sự kiện sau cái chết của ông Gaddafi khẳng định điều đó. Chiến binh quân nổi dậy Omran Ben Shaaban, người đã tìm thấy nơi nhà lãnh đạo Libya bị thương đang trú ẩn sau vụ không kích, đã chết do sự tra tấn sau khi bị những người ủng hộ Gaddafi bắt giữ. Một số phiến quân tham gia bắt giữ và giết hại Muammar Gaddafi cũng đã chết trong điều kiện bí ẩn.

Chính quyền mới của Libya không thực hiện bất kỳ bước nào để điều tra các vụ đó. Và sau cái chết của Đại sứ Mỹ tại Libya mới đây, mọi người đã thấy rõ rằng, trên thực tế, chính quyền mới không thể kiểm soát tình hình trong nước. Sergey Demidenko thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga nói: “Ở Libya đã tháo dỡ hệ thống quản lý cũ. Chúng ta đang chứng kiến những nỗ lực nhằm xây dựng hệ thống mới trên nền đổ nát của cơ chế cũ đã được xây dựng dưới thời Gaddafi. Dù hiện nay có quốc hội và chính phủ, nhưng các cơ chế đó đều không ổn định. Không thể nói rằng, cơ cấu mới đang kiểm soát đất nước hoặc sẽ kiểm soát trong tương lai gần. Libya bị giam hãm bởi yếu tố bộ lạc. Yếu tố này đã tăng cường sau sự sụp đổ của chế độ Gaddafi, và bây giờ có ảnh hưởng lớn nhất đến các cơ chế của đất nước. Sự đối đầu giữa những bộ lạc khác nhau, những liên minh bộ lạc là đặc trưng của nước Libya mới. Chính quyền sống theo sơ đồ hình thức, còn đất nước lại theo cách hoàn toàn khác”.

Ông Sergey Demidenko cho rằng, diễn biến tình hình ở Libya có thể phát triển theo kịch bản Somalia - sự tan rã của đất nước. Trong nước vẫn tiếp tục những hành động chống chính quyền trung ương. Thành trì của phe đối lập - Bani Walid – đang trong vòng vây của quân đội và xe tăng của chính phủ, đang bị pháo kích. Vào tuần trước, tại một số thành phố khác đã bùng nổ những cuộc nổi dậy dưới khẩu hiệu thân Gaddafi.

Hiện nay, nhân dân Libya bị chia rẽ hơn bao giờ hết. Đó là ý kiến của cựu đại sứ Nga tại Libya Aleksey Podtserob, chuyên viên của Viện Nghiên cứu Đông phương ở Nga. Ông Podtserob nói: “Tất nhiên, rất nhiều điều đã thay đổi. Nhưng, tôi không thể nói rằng, đó là những thay đổi tích cực. Một năm trước đây ở Lybia đã bắt đầu giai đoạn phức tạp nhất trong 40 năm qua. Và giai đoạn này vẫn tiếp tục”.

Có ngày càng nhiều chuyên gia cho rằng, những người ủng hộ Muammar Gaddafi muốn lôi cuốn ban lãnh đạo mới vào cuộc chiến du kích. Và đó sẽ là cách đáp trả “cuộc lùng giết phủ thủy” đang mở rộng trong nước. Mọi người không làm vừa lòng chính quyền mới đều bị liệt vào danh sách những người ủng hộ nhà lãnh đạo bị lật đổ. Chính quyền mới có tính chất không ít hơn so với chế độ Muammar Gaddafi. Tuy nhiên, các nhà tài trợ nước ngoài từng giúp lật đổ nhà độc tài không còn quan tâm đến điều đó. Đối với họ, Libya là vật liệu phế thải. Trong đề án chuyển đổi khu vực này đã bắt đầu giai đoạn mới. Bây giờ ở trọng tâm chú ý của họ là Syria, và mục tiêu chính - lật đổ Bashar al-Assad.

Đây là hình ảnh của Libya sau một năm được “tự do” theo cách gọi của phương Tây

Vào lúc này tình hình bất ổn tiếp tục gia tăng tại Libya sau vụ đánh bom làm 8 người chết hôm 22/10, trong đó có Tướng tình báo al Hassan. Hàng loạt các vụ giao tranh khiến nước này đối mặt với giai đoạn cực kỳ khó khăn.

Đã có ít nhất 5 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương và nhiều ngôi nhà bị bốc cháy sau vụ giao tranh hôm 22/10, bởi những người Hồi giáo thuộc dòng Sunni và dòng Alawite.

Đụng độ xảy ra nghiệm trọng nhất tại thành phố miền Bắc Tripoli của Libya giữa những người Hồi giáo dòng Sunni phản đối chính quyền nước láng giềng Syria và những người Hồi giáo dòng Alawite thân thiết với Tổng thống Syria Al Assad.

Tình trạng đất nước trở nên hỗn loạn, với những tay súng đi lại tự do trên các đường phố, đụng độ với cả lực lượng cảnh sát. Người dân Libya cho biết, họ đã bị tấn công, ném bom và thậm chí bị đốt cả nhà cửa.

Trước tình hình căng thẳng hiện nay, quân đội Libya đã ra tuyên bố kêu gọi các phe phái chính trị thận trọng trong các phát ngôn về lập trường của mình, đồng thời khẳng định sẽ áp dụng những biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn tình trạng hỗn loạn tại các khu vực xảy ra giao tranh căng thẳng.

S.Phương