Một loại virus giết người đang trở lại!

12:28 | 09/08/2014

2,568 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ebola - một loại virus nguy hiểm hơn cả HIV - đột nhiên xuất hiện lại sau 20 năm tưởng chừng như đã biến mất hẳn. Khi tấn công vào cơ thể người, virus này gây xuất huyết, làm máu ộc ra từ tất cả các bộ phận có lỗ thông - như mũi, mắt, tai..., đồng thời gây tử vong trong thời gian rất ngắn cho bất kỳ người nào nhiễm bệnh. Một trận dịch kinh hoàng do

Năng lượng Mới số 345

Kinh hoàng Ebola

Reuters (31-7-2014) cho biết, Sierra Leone đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trước sự bùng phát kinh hoàng nhất lịch sử của đại dịch ebola. Loại virus chết người này (đặt theo tên con sông tại Cộng hòa Dân chủ Congo) đã làm chết 672 người và đang lây nhiễm hơn 1.000 người tại Liberia, Guinea và Sierra Leone và nó đang tiến đến Lagos (thành phố lớn nhất Nigeria). CNN cho biết thêm, ebola thậm chí đang xuất hiện tại Bờ Biển Ngà, Uganda, Nam Sudan, Gabon… Tình hình nghiêm trọng đến mức Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf và Tổng thống Sierra Leone Ernest Koroma đều hủy chuyến công du Mỹ. Một người Mỹ, viên chức Bộ Tài chính Patrick Sawyer đã tử vong trong thời gian làm việc tại Liberia… 

Một loại virus giết người đang trở lại!

 Tính đến cuối tháng 7-2014, ebola đã giết chết hơn 600 người

Khi Kinfumu - một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, 36 tuổi - đến bệnh viện đa khoa khai với bác sĩ rằng anh bị chứng tiêu chảy và sốt, thì hầu như ai cũng nghĩ đúng như thế vì kiết lỵ đang hoành hành khắp thành phố. Các y tá, bác sĩ và nữ tu cố gắng điều trị cho Kinfumu; nhưng không lâu sau đó, họ phát hiện Kinfumu không phải bị kiết lỵ. Máu bắt đầu ứa ra từ khắp mọi lỗ trên cơ thể anh.

Sau 4 ngày, Kinfumu chết, trong tình trạng tất cả các cơ quan nội tạng đã bị phá hủy hoàn toàn. Và chỉ vài ngày sau, người nữ tu đã chăm sóc cho Kinfumu ngã bệnh và chết; rồi thêm hai nữ tu khác cũng trở thành nạn nhân. Chỉ trong thời gian ngắn, hầu hết nhân viên của bệnh viện đa khoa đều bị nhiễm bệnh; cư dân trong thành phố vội vã di tản sang các vùng lân cận, trong đó có một số người đã mang mầm bệnh…

Tháng 11-1994, sau khi nhà khoa học người Thụy Sĩ mổ xác một con tinh tinh - trong chuyến đi thực nghiệm tại Bờ biển Ngà - bà đã bị sốt một cách khó hiểu. Mẫu máu của bà cũng được gửi về Viện Pasteur Paris... Kết quả cho thấy điều mà các chuyên gia rất sợ đã thật sự xảy ra: Bệnh do virus ebola gây ra! Loại virus này cực kỳ nguy hiểm. Thập niên 70 của thế kỷ trước, nó đã giết hơn 400 người ở Zaire và Sudan.

Cho đến nay, ebola vẫn là một bí ẩn y học đáng sợ. Không ai biết ebola có mặt ở đâu trong môi trường tự nhiên, cách tấn công người như thế nào và tại sao nó lại không hiện diện với “quân số” đáng kể? Chỉ có một thông tin đáng mừng là ebola không thể sống hơn vài phút trong môi trường tự nhiên, vì tia cực tím là kẻ thù của nó.

Khoa học vẫn bất lực

Các nhà khoa học cho biết ebola lây truyền qua đường bài tiết. Xác suất gây tử vong 50-90%. Trong khoảng 3 ngày đầu nhiễm bệnh, bệnh nhân gặp những triệu chứng giống như bệnh cảm cúm. Sau đó, ebola bắt đầu phát triển mạnh, tiêu diệt hàng loạt các tế bào. Những tế bào máu đã chết nằm vón cục lại trong các mao mạch, làm cho da sưng rộp và cuối cùng da bị bục ra như những tờ giấy ướt bị ngấm nước. Ðến ngày thứ 6 (kể từ khi mắc bệnh), máu ộc ra từ mắt, tai, mũi; và bệnh nhân bắt đầu nôn những cục đen ngòm: đó là mô tế bào của các cơ quan nội tạng đã bị phân hủy. Tử vong thường xảy ra vào ngày thứ 9.

Ðiều mà hiện nay người ta quan tâm nhất là liệu ebola có tiếp tục đi trên con đường truyền bệnh của nó hay không, đến mức độ tấn công cả thế giới? Rồi chuyện gì sẽ xảy ra nếu ebola đột biến thành một dạng thể được sinh ra trong không khí và - nếu như thế - thì ho hoặc hắt hơi sẽ trở thành những tác nhân gây ra hàng loạt cái chết? Có lẽ chưa đến nỗi như vậy, vì - không như vi khuẩn - virus tự thân nó không có dạng thể sống. Vi khuẩn hấp thụ các chất dinh dưỡng và sinh sản bằng cách phân tế bào; trong khi đó, virus chỉ là những mảnh nhỏ có chứa thông tin di truyền - được mã hóa như DNA hoặc RNA.

Một loại virus giết người đang trở lại!

Sự phá hủy kinh khủng của ebola khi tấn công người

Thông tin di truyền này có thể tự hội nhập vào một tế bào sống của cơ thể và dùng “bộ máy” của tế bào để sao chép thành hàng loạt các thông tin di truyền tương tự. Bằng cách sản sinh như thế, đến một lúc nào đó, virus sẽ có mặt khắp nơi -  trong nước bọt chẳng hạn; rồi sau đó sẽ lan truyền từ người này đến người kia, qua việc dùng chung cốc hoặc qua nụ hôn... Một số loại virus có khả năng sống một thời gian ngắn trong môi trường tự nhiên: khi vật chủ (người mang mầm bệnh) phóng uế bừa bãi; virus sẽ nằm đấy, chờ một người nào đó vô tình tiếp xúc thì nó lại xâm nhập vào cơ thể của nạn nhân thứ hai này. Cứ thế, bệnh lan truyền. Một dạng truyền nhiễm khác là qua vật chủ trung gian (vector) - như muỗi hoặc chuột.

Nhà virus học Stephen Morse - thuộc Ðại học Rockefeller (Mỹ) - cho biết virus còn lan truyền từ nguyên nhân là những

Vài trận dịch lớn lịch sử:

* Trận dịch hạch “Tử thần Ðen” xảy ra từ 1347-1351, giết chết 800.000 người - 1/4 dân số châu Âu.

* Trận dịch tả thời Trung cổ đã giết chết hàng triệu người châu Á. Ðến nay virus gây ra bệnh này vẫn kháng lại được tất cả các loại thuốc kháng sinh.

* Trận dịch đậu mùa năm 1764 đã giết chết 1/10 dân số Thụy Ðiển. Lần tấn công cuối cùng của đậu mùa được ghi nhận ở Ali Maow Maalin (Somalia), vào ngày 26-10-1977. Công nghệ chế tạo vaccine phòng chống bệnh đậu mùa tốn đến hàng tỷ đôla/năm.

* Trận dịch sốt phát ban trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần nhất đã giết chết hơn 3 triệu người Nga.

* Trận dịch cúm từ cuối năm 1918-1919 đã giết chết 21.640.000 người trên khắp thế giới.

 

hoạt động của con người. Sau Thế chiến thứ hai, Argentina khai hoang vỡ đất để trồng ngô. Không ai ngờ rằng những cánh đồng ngô lại trở thành vùng đất nuôi sống bọn chuột Calomys musculinus. Virus Junín lại có trong nước tiểu và phân của loài chuột này. Hậu quả: hàng ngàn nông dân Argentina chết vì bệnh sốt xuất huyết do Junín gây ra, tỷ lệ tử vong là 1/5.

Tốc độ thành thị hóa cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra mầm bệnh truyền nhiễm. Các nhà khoa học cho biết, mật độ dân cư quá đông sẽ là môi trường lý tưởng cho virus gây bệnh sởi. Bệnh này không thể phát triển trong môi trường có ít hơn 250.000 vật chủ.

Ðiều kiện vệ sinh trong các thành thị ở những nước đang phát triển hầu hết chưa đạt yêu cầu. Ở Zaire chẳng hạn. Khoảng 44% trong số 43 triệu người dân nước này sống trong các thị trấn và thành phố; ấy thế, chỉ 14% là có điều kiện dùng nước sạch.

Những bệnh viện trong các thành phố lại là nơi thích hợp cho bệnh truyền nhiễm! Xác người chết chất hàng đống từ tháng này qua tháng khác ở Bệnh viện Mama Yemo và người ta không có tiền để đem chôn những “ổ bệnh” như thế. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các nước khác tại châu Phi.

Từ thảm kịch đang diễn ra ở Tây Phi, các nhà khoa học đang hoạch định phương cách thiết lập những mạng lưới phòng chống bệnh truyền nhiễm. Nếu giới chức y tế địa phương kịp thời thông báo cho một tổ chức quốc tế về chứng bệnh lạ nào đó, thì nguy cơ đe dọa của căn bệnh sẽ giảm thiểu vì được can thiệp từ lúc mới khởi phát.

Thật không may, mạng lưới y tế địa phương ở nhiều nước không được trang bị đầy đủ các phương tiện theo dõi cần thiết. Donald Henderson - thuộc Trường Y tế cộng đồng Johns Hopkins - đề nghị Chính phủ Mỹ cùng các nước phát triển khác chi 150 triệu đôla/năm để tài trợ 15 trung tâm theo dõi bệnh - được xây dựng ở gần các khu rừng ẩm ướt và ở ngoại vi những thành phố lớn tại các nước nhiệt đới.

Ngoài ra, nên có 10 phòng thí nghiệm virus học hiện đại. Thoạt nghe, dường như chương trình này quá tốm kém; nhưng chi phí sẽ không cao hơn số tiền mà thế giới đã tiêu tốn để diệt bệnh đậu mùa; và chi phí này chỉ là một phần rất nhỏ so với khoản thiệt hại nếu một trận dịch toàn cầu xảy ra.

Vài thập niên qua, một số loại virus mới đã xuất hiện:
* HTLV: Cách truyền bệnh tương tự như HIV nhưng “khả năng hủy diệt” của nó kém hơn. Nó gây ra bệnh bạch cầu tế bào T (làm chết người) nhưng tỷ lệ tử vong chỉ là 1%. Các nhà khoa học cho rằng virus này hiện có ở tất cả các châu lục.
* Marburg (filovirus): Rất giống với ebola, virus này được phát hiện vào năm 1967 trong cơ thể 31 bệnh nhân ở Tây Đức và Nam Tư. Vật truyền bệnh là các con khỉ xanh ở Uganda. 7 người đã chết vì marburg.
* Oropouche (arbovirus): Được biết đến vào năm 1961 sau khi nó gây những triệu chứng giống bệnh cúm cho 11.000 người ở Belém (Brazil). Virus này vào cơ thể qua các vết đốt của ruồi nhuế (midge) hoặc ruồi cát.
* Rift Valley Fever (cũng thuộc loại arbovirus): Loại virus do muỗi truyền nhiễm này được phát hiện vào những năm 1950 ở Bắc Kenya. Một trận dịch do nó gây ra đã tấn công vào vùng châu thổ sông Nile (Ai Cập) vào năm 1977, lây nhiễm vào cơ thể của hơn 10.000 người.
* Hanta Virus: Đây là một “biến dạng” của loại virus do chuột truyền nhiễm, ở Đông châu Á. Xuất hiện ở Tây Nam nước Mỹ vào tháng 5-1993, giết chết 12 người. Tính đến nay, nó gây thêm 106 ca bệnh khác (mà trong đó hơn phân nửa đã thiệt mạng) ở 23 bang.
* Dengue: Loại virus vùng nhiệt đới do muỗi lan truyền này xuất hiện ở châu Á và Mỹ Latinh từ giữa những năm 1970 đến nay. Chỉ riêng ở Mỹ Latinh đã có 116.000 người nhiễm bệnh trong năm 1990.
* Lassa (arenavirus): Gây sốt xuất huyết. Mỗi năm, nó làm 200.000 người ở Tây châu Phi lây nhiễm và làm thiệt mạng 5.000 người.
* Machupo (arenavirus): Lây truyền từ chuột, nó tái xuất hiện vào năm 1994 ở Bắc Bolivia. Tại Magdalena, 7 người của một gia đình nhiễm bệnh; 6 người chết.
* Sabiá (arenavirus): Loại virus mới này được nhận dạng vào năm 1990 ở São Paulo (Brazil). Năm ngoái, một nhà khoa học thuộc Đại học Yale đã ngẫu nhiên bị nhiễm nhưng không chết.
 

Cao Minh