Trừng phạt Nga: Phương Tây đã phát "oải"

19:02 | 16/12/2014

10,184 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Các lệnh trừng phạt Moscow do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt đang bắt đầu khiến chính một số thành viên chủ chốt của liên minh cảm thấy mệt mỏi. Berlin vào ngày 13/12 vừa chứng kiến cuộc biểu tình của hơn 4.000 người nhằm phản đối chính sách đối đầu với Nga của lãnh đạo Đức.

Trừng phạt Nga: Phương Tây đã phát “oải”

Trong khi “điệp khúc trừng phạt” vẫn được ngân vang, ngày càng có nhiều chính trị gia lên tiếng yêu cầu đánh giá lại tình hình Ukraine mà không có những “chiêu trò” truyền bá tư tưởng sáo rỗng, rập khuôn và tránh suốt ngày chỉ đổ lỗi cho Moscow.

“Các đòn trừng phạt của Liên minh châu Âu cần phải tương xứng và có thể đảo ngược. Việc phục hồi lại quan hệ với Nga là điều chắc chắn phải làm. Đó là quốc gia vô cùng quan trọng đối với chúng tôi”, Bộ trưởng Ngoại giao Ý Paolo Gentilioni phát biểu trong một cuộc hội nghị tại Rome vào ngày 5/12. Nước này cũng đang phải hứng chịu thiệt hại hơn 30 tỉ euro từ các đòn đáp trả của Nga.

Tại Minsk, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã kêu gọi xóa bỏ mọi lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống người dân. Còn cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama cho rằng Tokyo đã phạm sai lầm khi tham gia trừng phạt Nga.

Đánh giá Đạo luật “Hành động Hỗ trợ Tự do Ukraine” mà Thượng viện Mỹ mới thông qua hôm 10/12, bà Emma Ashford - chuyên gia đến từ Viện Cato - một tổ chức nghiên cứu độc lập có uy tín của Mỹ cho biết bước đi này chỉ phản tác dụng bởi nó không những không giúp giải quyết xung đột tại Ukraine, mà ngược lại sẽ chỉ làm trầm trọng thêm quan hệ giữa Washington và Moscow.

Thế giới hiện nay đang chứng kiến 2 tiến trình song song. Một bên là phương Tây do Mỹ giật dây gây sức ép, buộc nhiều quốc gia từng bước hạn chế hợp tác với Nga. Bên kia là sự xuất hiện ngày càng nhiều tiếng nói chỉ trích đường lối ngoại giao khoa trương của Washington nhằm trừng phạt Moscow. Những chính sách đó rốt cục chỉ kéo theo nguy cơ khủng hoảng Ukraine lan rộng và dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang. Có đến ¼ thành viên Nghị viện châu Âu không ủng hộ các áp đặt chống lại Nga, theo Alexey Podberyozkin – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quân sự - chính trị, thuộc Đại học Quan hệ quốc tế MGIMO, Moscow.

Bằng chính sách “độc đoán” của mình, Washington đang cố gắng lôi kéo nhiều quốc gia, kể cả những nước không liên quan vào cuộc đối đâu với Nga, gây quan ngại về một cuộc chiến tranh lạnh mới. Ngày 15/12, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra thông cáo kêu gọi các quốc gia không được tiếp tục “làm ăn” như thường lệ với Nga. Động thái này nhằm cảnh cáo Ấn Độ về lần bắt tay mới đây giữa nước này và Nga trên lĩnh vực quân sự, thương mại và đặc biệt là năng lượng.

Chính Phó Tổng thống Mỹ John Biden vào tháng 10 đã lên tiếng rằng cả châu Âu đã phải miễn cưỡng đứng lên trừng phạt Nga bởi Mỹ - quốc gia luôn ở thế thượng phong nắm quyền lãnh đạo đã khăng khăng kêu gọi như vậy. Bản thân ông cũng không ủng hộ quyết định của Washington.

Mỹ đang dần trở thành ông anh cả vô trách nhiệm khi chỉ biết kêu gọi chống lại Moscow hết mức có thể trong khi không có hành động nào nhằm cải thiện các xung đột quốc tế mà Ukraine là một trong số đó. Đời sống kinh tế luôn và chính trị luôn tác động qua lại lẫn nhau nên nếu không nhìn nhận lại tình hình, Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ phải nhìn nhiều đồng minh quay lưng lại phản đối mình.

Hà My (tổng hợp)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc