Trung Quốc quyết dồn Mỹ-Nhật vào chân tường (Kỳ II)

21:14 | 20/07/2014

2,418 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo kết quả thăm dò dư luận do Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ thực hiện tại 44 quốc gia với khoảng 50.000 người được hỏi và công bố hôm 14-7. Theo đó, 65% số người được hỏi đánh giá tích cực vai trò của Mỹ, cao hơn 16% so với tỷ lệ ủng hộ cường quốc đang trỗi dậy Trung Quốc. Nhưng cũng có 50% số người cho rằng, Trung Quốc sẽ hoặc đã thay thế vị trí siêu cường của Mỹ.

Kỳ II: Cuộc đua giữa 2 nền kinh tế nhì ba thế giới

Ngày 15-7, hãng Kyodo cho biết, máy bay tiếp liệu KC-130 của quân đội Mỹ đã đến căn cứ không quân Iwakuni ở tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản. Đây là đợt luân chuyển đầu tiên theo thỏa thuận song phương nhằm giảm gánh nặng đối với các căn cứ quân sự Mỹ đóng tại tỉnh Okinawa. Đây cũng là lần đầu tiên binh sỹ Mỹ được điều động từ Okinawa đến khu vực khác ở Nhật Bản.

Hãng Reuters cho rằng, Nhật Bản đang có kế hoạch thành lập một cơ cấu mua bán vũ khí, để nâng cao hiệu quả trong chi phí quốc phòng của nước này, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu chế tạo và xuất khẩu vũ khí tiên tiến. Giới truyền thông cho biết, Australia đang hợp tác với Nhật Bản phát triển tàu ngầm để kiềm chế Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Albert Lloyd Johnston cho biết, tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản gần với yêu cầu của chương trình tàu ngầm mới SEA 1000 (thay thế cho 6 tàu ngầm lớp Collins) trong tương lai của hải quân Australia. Đây là lần đầu tiên trong 44 năm qua, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thay đổi chính sách cơ bản về sản xuất trang thiết bị quân sự và công nghệ, giúp tăng cường năng lực giám sát và bảo vệ các đảo xa của nước này.

Binh sĩ của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia cuộc tập trận chung với Lính thủy đánh bộ Mỹ ở California, Mỹ.

Ngày 15-7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố, sẽ cân nhắc việc xây dựng một đạo luật lâu dài để cử các lực lượng vũ trang ra nước ngoài. Trước đó (10-7), tạp chí The Diplomat đăng bài phân tích của nhà nghiên cứu Mina Pollmann chuyên ngành chính trị, chính sách đối ngoại quốc tế tại Đại học Ngoại giao Georgetown bình luận, việc Trung Quốc biến đường 9 đoạn thành 10 đoạn ở Biển Đông, mở rộng yêu sách của cái gọi là "lợi ích cốt lõi" không phải thủ đoạn mới. Theo giới truyền thông, Ấn Độ lo ngại Trung Quốc sau khi độc chiếm Biển Đông, sẽ quay ra ngậm nhấm Ấn Độ Dương

Giới quân sự coi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là “đột phá khẩu” trong quan hệ giữa quốc gia đông dân nhất giới với đất nước mặt trời mọc. Ngày 5-7, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết, sáng 5-7, 2 tàu hải cảnh Trung Quốc (2101 và 2151) đã xâm nhập lãnh hải gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Đây là lần thứ 16 tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản trong năm 2014. Trước đó (30-6), 2 tàu công vụ của Trung Quốc đã đi vào vùng biển tranh chấp ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sáng 30-6. Gần 2 tháng trước (31-5), 2 tàu Trung Quốc đã tiến vào đường lãnh hải 12 hải lý của một hòn đảo nằm trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và đây là lần thứ 12 tàu Trung Quốc tiến vào vùng tranh chấp kể từ đầu năm 2014.

Ngày 26-4, Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết, 2 tàu tuần duyên Trung Quốc đã đến gần một hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, chỉ 2 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama rời Tokyo. Việc này diễn ra đúng thời điểm Trung Quốc phóng thích tàu Baosteel Emotion sau khi nhận tiền bồi thường (28 triệu USD tiền bồi thường và 384.600 USD tiền phí vận chuyển).

Ngày 24-4, Tòa án Hải sự Thượng Hải (Trung Quốc) tuyên bố, đã thả tàu chở hàng Baosteel Emotion của Nhật Bản sau khi chủ sở hữu (công ty vận tải biển Mitsui O.S.K. Lines Ltd) nộp phạt 2,9 tỷ yên. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, Tokyo sẽ cân nhắc trang bị tàu tấn công đổ bộ cho Lực lượng hải quân phòng vệ (MSDF) để chuẩn bị sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ như tái chiếm các đảo xa bờ.

Trong bài viết trên tạp chí National Interest hôm 21-6, chuyên gia quốc phòng Mỹ Harry Kazianis đã phân tích cách thức Washington nên làm nếu xảy ra chiến tranh Trung-Nhật xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Và khi đó Mỹ sẽ tiếp tục duy trì chính sách tái cân bằng, tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương, không can thiệp trực tiếp vào chiến sự.

Hãng Kyodo dẫn khuyến cáo của Đảng Dân chủ Tự Do Nhật Bản (LDP) khi yêu cầu chính phủ cần mở thêm nhiều phái bộ ngoại giao ở nước ngoài bởi phái bộ ngoại giao của Nhật Bản ít hơn nhiều so với Trung Quốc. Tờ Mainichi Shimbun từng đưa tin, để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản kịp thời ứng phó với tình hình xấu, Tokyo đã thảo luận việc "Thủ tướng quyết định khả năng điều động Lực lượng Phòng vệ", nhằm thay đổi thể chế hiện hành.

Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Trung Quốc trong quý I giảm 46,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn theo số liệu từ Tổ chức Thương mại Đa phương Nhật Bản (JETRO), trong năm 2013, doanh nghiệp Nhật Bản chỉ đầu tư 9,09 tỷ USD vào Trung Quốc, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo một con số thống kê khác, kể từ khi phát động cải cách-mở cửa (năm 1979), tỉ lệ phụ thuộc vào ngoại thương của Trung Quốc so với GDP đã tăng từ 10% lên hơn 70% và từ năm 1998, Bắc Kinh đã là nước nhập siêu về năng lượng. Những số liệu này cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ nếu bị cắt đứt các liên kết thương mại với bên ngoài. Do đó, việc Trung Quốc tìm mọi cách để hướng ra biển là khách quan, nhưng không thể diễn tiến theo kiểu mà Bắc Kinh đang tiến hành.

Trong khi dư luận coi cách giải quyết tranh chấp biển giữa Ấn Độ với Bangladesh (9-7) và Indonesia với Philippines (23-5) là mô hình tham khảo tốt để giải quyết những bất đồng về biên giới trên bộ cũng như trên biển giữa các quốc gia hữu quan, thì Trung Quốc tiếp tục quan điểm nước lớn, không chấp nhận thoả hiệp với bất cứ nước nào. Ngoài ra, Bắc Kinh còn coi Washington và Tokyo là những trở ngại cần loại bỏ trong chiến lược độc bá Biển Đông và biển Hoa Đông nói riêng, cũng như trở thành vị trí số một trên thế giới thời gian tới.

Ngày 9-7, Ấn Độ và Bangladesh cùng hoan nghênh phán quyết phân định biên giới biển giữa 2 nước (19.467 km2 trong vùng biển rộng 25.602 km2 ở vịnh Bengal thuộc về Bangladesh) của Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc bởi chấm dứt cuộc tranh chấp kéo dài mấy chục năm qua. Trước đó (23-5), Indonesia và Philippines đã ký thỏa thuận phân định biên giới trên biển sau 20 năm đàm phán.

Tân Hồng-Tiên Du

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc