Xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraina:

Vì sao Putin cứng rắn?

07:00 | 24/11/2014

9,980 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sự trừng phạt đủ mọi cấp độ của phương Tây không làm Tổng thống Nga thay đổi quan điểm về vấn đề Ukraina. Giờ là lúc báo giới phương Tây tìm cách lý giải vì sao lãnh đạo nước Nga có thái độ không khoan nhượng như hiện nay.

>> Bi kịch của một sĩ quan công an trong vụ án Năm Cam

>> Luật sư "Vì Dân" Trần Đình Triển "tẩn" đồng nghiệp giữa công đường

 

Vì sao Putin cứng rắn?

Tổng thống Nga V.Putin

Theo các nhà phân tích phương Tây, có 2 lý do khiến Tổng thống Putin có phản ứng “cứng rắn” trong vấn đề Ukraina. Thứ nhất, ông Putin cảm nhận Nga bị NATO bao vây.

Khủng hoảng Ukraina đã làm tiêu tan những giả định chủ yếu của phương Tây về nước Nga. Và nhiều nhà phân tích cũng như các chính trị gia vội vàng kết luận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hành xử một cách thiếu lý trí. Nhưng chính những giả định của phương Tây về nước Nga mới phải được xem xét lại. Nhất là, điều gì đã khiến nước Nga hăng hái thách thức trật tự quốc tế hiện nay, đầu tiên là ở Gruzia năm 2008 và hiện nay là ở Ukraina?

Putin nhắm vào Gruzia và Ukraina không phải nhằm khẳng định lại tình cảm và cam kết của người Nga đối với nam Ossetia hay Crưm, mà nhằm trừng phạt những quốc gia này vì các liên hệ nguy hiểm với phương Tây – nhất là ước muốn gia nhập NATO của Gruzia và mong muốn ký kết hiệp định liên kết với Liên minh châu Âu của Ukraina. Thực sự, phản ứng của Nga phù hợp với quan niệm phổ biến là nước Nga đang bị bao vây bởi các cường quốc thù địch phương Tây.

Bằng những nỗ lực mơ hồ thuyết phục Putin rằng việc mở rộng NATO và EU về phía Đông sẽ đem lại lợi ích cho nước Nga thông qua việc tạo lập một khu vực hòa bình và thịnh vượng dọc biên giới nước Nga, các chính trị gia phương Tây đã ngây thơ và xúc phạm người Nga. Người Mỹ hay người châu Âu không thể chỉ bảo cho người Nga biết cái gì có lợi và cái gì không có lợi cho nước Nga, cho dù họ có thể lập luận thuyết phục như thế nào chăng nữa.

Theo quan điểm của Nga hiện nay, những tuyên bố rằng mở rộng NATO và EU chỉ là nhằm phổ biến các giá trị, các thể chế có trách nhiệm giải trình và quản trị tốt chứ không phải cạnh tranh về kinh tế và quân sự, là sự đạo đức giả quá mức.

Việc truyền bá thể chế và giá trị phương Tây chính là điều mà Putin lo ngại nhất. Nhưng sự xúc phạm mà những nỗ lực mở rộng NATO và EU mang đến còn sâu sa hơn. Thất bại của Nga trong Chiến tranh lạnh đã biến một nước từ siêu cường toàn cầu trở thành một cường quốc khu vực hạng hai chỉ trong vòng vài năm, cùng với một thập kỷ tiếp theo đầy bất ổn và suy giảm kinh tế. Sự sụp đổ địa chính trị này một phần là vì người Nga (chưa kể đến những quốc gia chịu ảnh hưởng ở Trung và Đông Âu) bị dụ dỗ tin rằng dân chủ theo kiểu phương Tây và thị trường tự do có thể hoạt động tốt hơn.

Sau thất bại này, nước Nga nhìn nhận dân chủ và thị trường tự do không phải con đường tới thịnh vượng và hòa bình mà là một âm mưu đen tối nhằm tiêu diệt nước Nga.

Còn nhà phân tích Nga Serguei Parkhomenko, sự cứng rắn của Putin với phương Tây còn xuất phát từ lý do nội bộ: xung đột ở Ukraina giúp nước Nga đoàn kết hơn dưới quyền của Tổng thống Putin.

Trước thái độ không khoan nhượng trên, phương Tây phải đối phó ra sao với Putin, một chiến thuật gia biết tính toán và hành động bất ngờ? Một nhà ngoại giao phương Tây công nhận: "Thật sự không ai biết Putin có thể đi đến đâu".

Quốc hội Mỹ muốn có một đáp án cứng rắn đối với Moskva, nhưng cũng có tiếng nói là phải cẩn thận, phải tính những bước kế tiếp. Vì ông Putin đã tính trước nhiều bước A, B, C , D... người khác cũng phải tính như thế. Bây giờ còn phải chờ xem quyết tâm của phương Tây ra sao.

 

>> Luật sư "Vì Dân" Trần Đình Triển "tẩn" đồng nghiệp giữa công đường

>> Bi kịch của một sĩ quan công an trong vụ án Năm Cam

Nh.Thạch

tổng hợp

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc