Cuộc hành trình đi tìm Chữ Việt cổ

11:49 | 30/01/2013

3,344 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Nhà nghiên cứu Chữ Việt Cổ Đỗ Văn Xuyền đã “giải mã” được Chữ Việt Cổ - thứ chữ của nền văn minh rực rỡ từ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang.

Lễ ra mắt cuốn sách "Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ" và giao lưu với tác giả Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền vừa được Nhà xuất bản Hồng Đức phối hợp với Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương tổ chức tại Hà Nội.

Cuốn sách Cuộc hành trình ĐI TÌM CHỮ VIỆT CỔ dày 120 trang do NXB Hồng Đức ấn hành

Cuốn sách đánh dấu hành trình 50 năm kiên trì, bền bỉ, với cái tâm trong sáng và lòng yêu đất nước sâu sắc, niềm tự hào về văn hóa Việt của tác giả Đỗ Văn Xuyền. Ông đã đi tới đích của cuộc hành trình đi tìm Chữ Việt Cổ với hướng đi riêng không giống với hướng đi của các bậc tiền bối, đó là trở về với nhân dân. Bởi ông nhận biết được vai trò quan trọng của nhân dân trong việc lưu giữ và bảo tồn những di tích lịch sử của tổ tiên. Và chính họ đã giúp ông hoàn thành được công trình Chữ Việt Cổ.

Từ “mật mã” chữ Vua Hùng đem ra để giải đáp một số thắc mắc còn tồn tại trong lịch sử:

Vì sao ở Phương Đông, Việt Nam là nước duy nhất Latinh hóa được văn tự và chủ nhân đích thực của Chữ quốc ngữ là những ai? Đây là thắc đã tồn tại trong gần 400 năm qua, từ khi chữ quốc ngữ ra đời.

Để giải quyết vấn đề này, ta dựa vào mật mã chữ Vua Hùng để nghiên cứu và đây là kết luận ban đầu về vấn đề này. Việt Nam là nước duy nhất ở Phương Đông La tinh hóa được văn tự. Vì Việt Nam đã có sẵn bộ chữ Vua Hùng hoàn toàn phù hợp với cách phát âm của người Việt. Những người sáng tạo ra chữ quốc ngữ chỉ cần thay vỏ La tinh vào những cấu trúc Chữ Việt Cổ sẵn có. Đây chỉ là ông già Việt Nam trút bỏ áo the khăn lượt khoác lên mình bộ Comple cavat chứ không phải một ông tây nhập cảng.

Từ mật mã chữ Vua Hùng thì tác giả đã chứng minh được Chữ Quốc Ngữ xuất phát từ Chữ Khoa Đẩu.

Cũng từ mật mã Chữ Vua Hùng chúng ta có thể tìm đọc được nguyên bản bài Việt Nhân Ca đã có từ cách đây 2800 năm trước.

Trong hành trình 50 năm đầy gian nan, ông không quản ngại đi đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, miền núi; đình, chùa, miếu mạo… Bất cứ khi nào, nơi nào, cứ nghe thông tin có “chữ lạ” là ông lại lên đường. Không thiếu lần trong nhiều ngày liền, ông chỉ ăn lương khô, thậm chí cạn kiệt tiền để đi xe khách về nhà… Để đến hôm nay, người Việt Nam chúng ta có thể tự hào với bè bạn rằng: “Chúng ta đã tìm lại bộ chữ Khoa Đẩu - bộ chữ Tổ tiên ta sáng tạo ra từ thời tiền sử mà suốt hai nghìn năm qua, chúng ta tưởng đã không còn nữa”.

Tác giả đã chứng minh được, từ thời Hùng Vương, người Việt ta đã có chữ viết, được thể hiện trên Bản đồ giáo dục thời Hùng Vương, danh sách các thầy cô giáo thời Hùng Vương, các cuốn sách Chữ Việt Cổ hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng Sơn La và trên những hiện vật còn được lưu giữ ở khắp thế giới như Trống đồng của Việt Nam đang được trưng bày trạng trọng tại Bảo tàng Paris (Pháp)...

Tác giả Đỗ Văn Xuyền cho biết từ hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm

Các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc đã xác nhận: “Ngay từ trước công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh – loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như: lưỡi cày, đặc biệt là trống đồng…cùng các hình vẽ chữ viết trên đá cổ Sa Pa, Xín Mần. Pá Màng… theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ “Khoa Đẩu”.

Chữ Việt Cổ hay còn gọi là Chữ Khoa Đẩu, chữ Vua Hùng có hình dáng như những con nòng nọc đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài khẳng định như: giáo sư Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, giáo sư Bửu Cầm, giáo sư Đỗ Quang Vinh….tuy nhiên chưa có ai “giải mã” được Chữ Việt Cổ thứ chữ đã bị mất từ sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại.

Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền sinh ngày 10 – 7 – 1937. Quê ở làng Duyên Hà xã Đông Kinh huyện Đông Hưng. Hiện nay ông đang sinh sống tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Năm 1951-1956 đi học và hoạt động bí mật trong lòng địch ở Hà Nội và Hải Phòng. Năm 1955 làm liên lạc giữa Trung ương và các nhà cách mạng Miền Nam tại nhà tù Hải Phòng. Bí danh là Bảo Châu. Bút danh: Khánh Hoài. Tốt nghiệp Đại học Sư Phạm hà Nội. Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam(1981).

Năm 1956- 1987 Ông Đỗ Văn Xuyền dạy học, và làm Hiệu trưởng  nhiều trường phổ thông ở Vĩnh Phú. Từ năm 1984- 1998 giám đốc nhà Văn hóa Việt Trì. Từ năm 1998 Chủ tịch hội Văn nghệ Việt Trì, Trưởng ban văn hóa – xã hội và phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em thành phố Việt Trì.

Thanh Huyền

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan