Người Việt thọ nhưng... không khỏe

00:00 | 16/09/2012

1,159 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Trong 50 năm qua, nếu tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới tăng 21 tuổi (từ 48 lên 69 tuổi), thì tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng hẳn 33 tuổi (từ 40 lên 73 tuổi), hơn mức tăng của thế giới tới 12 tuổi. Như vậy, người Việt không những thọ hơn so với trước đây mà còn thọ hơn so với thế giới. Thế nhưng oái oăm thay, người Việt bây giờ thọ hơn xưa nhưng lại không khỏe.

Chùn lưng mỏi gối luôn là bệnh kinh niên của người già

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã là 73 tuổi. Tuy nhiên, số năm khỏe mạnh trong cuộc đời chỉ tính đến 60 tuổi, còn 13 tuổi (tức là 13 năm của giai đoạn sau) là sống trong bệnh tật, lão hóa nhanh. Minh chứng là trong số 8,15 triệu người 60 tuổi trở lên thì 95% bị bệnh và mỗi người thường mắc những bệnh được coi là mãn tính không lây nhiễm như: Xương khớp (chiếm 54%), hô hấp (chiếm 41,6%), tim mạch (chiếm 31,3%), tiêu hóa (chiếm 27%)... Ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình còn cho biết: “Tính ra số ngày ốm trung bình của một người cao tuổi là 2,4 ngày mỗi tháng, cao hơn hẳn so với thời kỳ mà tuổi thọ của người Việt đang trên đà tăng. Lấy ví dụ như thế này thì thấy ngay tình trạng ấy: Bà nội và bà ngoại tôi, một người sống ở nông thôn, một người sống ở thành phố. Mặc dù môi trường sống và lao động khác nhau nhưng phải đến ngoài 70 tuổi, hai bà của tôi mới bị đau khớp gối, đau lưng và có lẽ đây bệnh nặng nhất của bà nội và bà ngoại tôi cho đến lúc “nhắm mắt xuôi tay”. Lúc đó, tuổi của hai bà ít hơn tuổi mẹ chồng, mẹ đẻ tôi bây giờ.

Đến thế hệ mẹ đẻ và mẹ chồng tôi, cũng một người sống ở nông thôn, một người sống ở thành thị, mặc dù đời sống kinh tế no đủ hơn thế hệ bà nội và bà ngoại tôi, mới hơn 60 tuổi hai bà đã bắt đầu bị các bệnh tuổi già hành hạ, tức là ít hơn so với thời kỳ bắt đầu đau lưng, đau gối của bà ngoại, bà nội tôi khoảng chục tuổi. Cả hai bà cùng kêu “sụn lưng mỏi gối” không đi đâu xa được, khớp chân sưng to như cái bát, nhức nhối hết ngày này sang ngày khác. Đó là chưa kể còn bao nhiêu bệnh khác kèm theo như: huyết áp cao, mỡ máu, tim mạch, tiểu đường...

Rồi đến đời tôi, U40, nếu so về kinh tế, đời sống của lứa này còn sung sướng, dư dả hơn so với những thế hệ trước, lại không vất vả đầu tắt mặt tối, lam lũ quanh năm suốt tháng, thế mà chưa đến ngũ tuần, leo chưa hết cầu thang, đầu gối đã muốn khuỵu xuống vì đau. Lưng không thẳng được lên sau khi ngồi làm việc khoảng 1 tiếng, hay chỉ đơn thuần là ngồi vo gạo, rửa rau. Nếu đứng thẳng ngay lúc đó thì đau muốn... chết! Sổ y bạ của tôi xếp hàng chồng vì mắc bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ, dạ dày... Rõ ràng về mặt sức khỏe, thế hệ chúng tôi không bằng cha mẹ mình, lại càng không thể bằng ông bà mình, mặc dù, chúng tôi “ăn sung mặc sướng” hơn. Và rất nhiều gia đình ở Việt Nam hiện nay đều như vậy”.

Theo ông Lê Danh Tuyên, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, xu hướng bệnh tật của người cao tuổi Việt thay đổi trong thời gian gần đây từ các bệnh nhiễm trùng sang bệnh mãn tính không lây như ung thư, tiểu đường, tim mạch... đồng thời, dựa trên chính số ca tử vong do các bệnh mãn tính đã tăng từ 45% lên 60% vào năm 2008, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân của tình trạng trên trước hết chính là do chế độ ăn uống không hợp lý - nhiều chất béo, đạm - tiêu thụ năng lượng vô độ... Bởi những chất này, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nó là con đường dẫn dắt đến các bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch... Cho nên, đối với những quốc gia phát triển, không bao giờ tăng lượng thịt trong khẩu phần ăn mà chỉ tăng lượng cá, sữa, những loại thực phẩm có protit không béo như đậu nành.  

Người già thì có thể đúc kết trong quy tắc: Ðêm 7 (mỗi đêm ngủ ít nhất 7 giờ), ngày 3 (mỗi ngày ăn 3 bữa bổ dưỡng và uống nhiều nước), vô - ra không kể (năng đi đứng và vận động chứ đừng ngồi lâu một chỗ).
 

Ít hoạt động, trì trệ cũng là một nguyên nhân quan trọng nữa mà ThS Trần Quốc Bảo, thành viên Chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm cho rằng làm người cao tuổi thọ nhưng... yếu. Theo kết quả điều tra gần đây, tỷ lệ ít hoạt động thể chất của người dân Việt Nam rất cao, nhất là người ở thành phố chiếm 34,5%, trong đó đáng kể lứa tuổi từ 25-34, ít hoạt động thể chất nhất. Trong khi đây là lứa tuổi đặc biệt quan trọng cho “nền tảng” sức khỏe của con người khi về già. Bên cạnh đó,  có tới 46% nam giới uống rượu hằng tuần. Điều này cũng làm cho tuổi thọ của nam giới không bằng nữ giới và thọ trong tình trạng... không khỏe.

Bên cạnh nguyên nhân chủ quan, nghèo khó, không có của để dành cũng là căn nguyên khách quan khiến cho người Việt bệnh tật trong bối cảnh... thọ. Do hoàn cảnh đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh dẫn đến kinh tế khó khăn nên đời sống người cao tuổi vì thế cũng nghèo khó, đặc biệt là ở vùng nông thôn vì người cao tuổi ở đây hầu hết đều làm nghề nông, do đó không có lương hưu hay trợ cấp... Theo thống kê, có tới 70% người cao tuổi không có tích lũy, tiết kiệm để an hưởng tuổi già, 60% hiện đang trong hoàn cảnh khó khăn, 37% ở mức trung bình và chỉ có 1% là sống sung túc, dư giả. Thêm vào đó, chế độ an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi lại chưa bảo đảm nên đó cũng là nguyên nhân góp phần làm cho người Việt sống lâu nhưng... rệu rạo.

ThS Lê Tuyết Nhung, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TB&XH cũng thừa nhận: “Mức độ bao phủ của các chính sách trợ giúp xã hội chưa bao quát được hết các nhóm người cao tuổi gặp khó khăn, sống dưới mức chuẩn nghèo. Trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng xã hội sống tại cộng đồng chỉ bằng 21% so với tiền lương tối thiểu; so với chuẩn nghèo nông thôn mới cũng chỉ bằng 45%. Nhiều người cao tuổi hưởng trợ cấp lại là những người sống trong các gia đình nghèo 15% khó có thể đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu”.

Và khi người Việt thọ nhưng không khỏe sẽ dẫn đến hậu quả gì? Ông Dương Quốc Trọng nhận định: “Do tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm một cách nhanh chóng đồng thời tuổi thọ tăng đã khiến cho dân số cao tuổi gia tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác. Điều này làm cho dân số nước ta già hóa rất nhanh, thậm chí với tốc độ chưa từng có trong lịch sử”. Mà dân số già, như bà Mandeep Janeja, Phó trưởng đại diện của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam cảnh báo: “Hậu quả là Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ “già trước khi giàu” do thu nhập bình quân đầu người mới chỉ ở mức trung bình thấp”. Theo đó, kinh tế sẽ bị tác động về tăng trưởng, tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng, thị trường lao động... và đặc biệt quan trọng là cơ cấu gia đình, sắp xếp cuộc sống, nhà ở và di cư cũng thay đổi một cách phức tạp.

Bởi vậy, để khắc phục tình hình này cũng như cải thiện chất lượng sức khỏe của người cao tuổi, góp phần vào thành tựu của sự phát triển dân số, ông Dương Quốc Trọng cho rằng: “Các ngành, các cấp cùng phải chung tay tham gia chăm sóc người cao tuổi cả về sức khỏe, trí tuệ, tinh thần, đồng thời phát huy vai trò của người cao tuổi bằng cách có những công việc thích hợp để tận dụng được kinh nghiệm, kiến thức, thời gian của người cao tuổi. Cùng với đó là quan tâm, xây dựng chế độ an sinh xã hội tốt cho người già”...

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã là 73 tuổi. Tuy nhiên, số năm khỏe mạnh trong cuộc đời chỉ tính đến 60 tuổi, còn 13 tuổi (tức là 13 năm của giai đoạn sau) là sống trong bệnh tật, lão hóa nhanh. Minh chứng là trong số 8,15 triệu người 60 tuổi trở lên thì 95% bị bệnh và mỗi người thường mắc những bệnh được coi là mãn tính không lây nhiễm như: Xương khớp (chiếm 54%), hô hấp (chiếm 41,6%), tim mạch (chiếm 31,3%), tiêu hóa (chiếm 27%)... Ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình còn cho biết: “Tính ra số ngày ốm trung bình của một người cao tuổi là 2,4 ngày mỗi tháng, cao hơn hẳn so với thời kỳ mà tuổi thọ của người Việt đang trên đà tăng. Lấy ví dụ như thế này thì thấy ngay tình trạng ấy: Bà nội và bà ngoại tôi, một người sống ở nông thôn, một người sống ở thành phố. Mặc dù môi trường sống và lao động khác nhau nhưng phải đến ngoài 70 tuổi, hai bà của tôi mới bị đau khớp gối, đau lưng và có lẽ đây bệnh nặng nhất của bà nội và bà ngoại tôi cho đến lúc “nhắm mắt xuôi tay”. Lúc đó, tuổi của hai bà ít hơn tuổi mẹ chồng, mẹ đẻ tôi bây giờ.

Đến thế hệ mẹ đẻ và mẹ chồng tôi, cũng một người sống ở nông thôn, một người sống ở thành thị, mặc dù đời sống kinh tế no đủ hơn thế hệ bà nội và bà ngoại tôi, mới hơn 60 tuổi hai bà đã bắt đầu bị các bệnh tuổi già hành hạ, tức là ít hơn so với thời kỳ bắt đầu đau lưng, đau gối của bà ngoại, bà nội tôi khoảng chục tuổi. Cả hai bà cùng kêu “sụn lưng mỏi gối” không đi đâu xa được, khớp chân sưng to như cái bát, nhức nhối hết ngày này sang ngày khác. Đó là chưa kể còn bao nhiêu bệnh khác kèm theo như: huyết áp cao, mỡ máu, tim mạch, tiểu đường...

Rồi đến đời tôi, U40, nếu so về kinh tế, đời sống của lứa này còn sung sướng, dư dả hơn so với những thế hệ trước, lại không vất vả đầu tắt mặt tối, lam lũ quanh năm suốt tháng, thế mà chưa đến ngũ tuần, leo chưa hết cầu thang, đầu gối đã muốn khuỵu xuống vì đau. Lưng không thẳng được lên sau khi ngồi làm việc khoảng 1 tiếng, hay chỉ đơn thuần là ngồi vo gạo, rửa rau. Nếu đứng thẳng ngay lúc đó thì đau muốn... chết! Sổ y bạ của tôi xếp hàng chồng vì mắc bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ, dạ dày... Rõ ràng về mặt sức khỏe, thế hệ chúng tôi không bằng cha mẹ mình, lại càng không thể bằng ông bà mình, mặc dù, chúng tôi “ăn sung mặc sướng” hơn. Và rất nhiều gia đình ở Việt Nam hiện nay đều như vậy”.

Theo ông Lê Danh Tuyên, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, xu hướng bệnh tật của người cao tuổi Việt thay đổi trong thời gian gần đây từ các bệnh nhiễm trùng sang bệnh mãn tính không lây như ung thư, tiểu đường, tim mạch... đồng thời, dựa trên chính số ca tử vong do các bệnh mãn tính đã tăng từ 45% lên 60% vào năm 2008, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân của tình trạng trên trước hết chính là do chế độ ăn uống không hợp lý - nhiều chất béo, đạm - tiêu thụ năng lượng vô độ... Bởi những chất này, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nó là con đường dẫn dắt đến các bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch... Cho nên, đối với những quốc gia phát triển, không bao giờ tăng lượng thịt trong khẩu phần ăn mà chỉ tăng lượng cá, sữa, những loại thực phẩm có protit không béo như đậu nành.

Ít hoạt động, trì trệ cũng là một nguyên nhân quan trọng nữa mà ThS Trần Quốc Bảo, thành viên Chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm cho rằng làm người cao tuổi thọ nhưng... yếu. Theo kết quả điều tra gần đây, tỷ lệ ít hoạt động thể chất của người dân Việt Nam rất cao, nhất là người ở thành phố chiếm 34,5%, trong đó đáng kể lứa tuổi từ 25-34, ít hoạt động thể chất nhất. Trong khi đây là lứa tuổi đặc biệt quan trọng cho “nền tảng” sức khỏe của con người khi về già. Bên cạnh đó,  có tới 46% nam giới uống rượu hằng tuần. Điều này cũng làm cho tuổi thọ của nam giới không bằng nữ giới và thọ trong tình trạng... không khỏe.

Bên cạnh nguyên nhân chủ quan, nghèo khó, không có của để dành cũng là căn nguyên khách quan khiến cho người Việt bệnh tật trong bối cảnh... thọ. Do hoàn cảnh đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh dẫn đến kinh tế khó khăn nên đời sống người cao tuổi vì thế cũng nghèo khó, đặc biệt là ở vùng nông thôn vì người cao tuổi ở đây hầu hết đều làm nghề nông, do đó không có lương hưu hay trợ cấp... Theo thống kê, có tới 70% người cao tuổi không có tích lũy, tiết kiệm để an hưởng tuổi già, 60% hiện đang trong hoàn cảnh khó khăn, 37% ở mức trung bình và chỉ có 1% là sống sung túc, dư giả. Thêm vào đó, chế độ an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi lại chưa bảo đảm nên đó cũng là nguyên nhân góp phần làm cho người Việt sống lâu nhưng... rệu rạo.

ThS Lê Tuyết Nhung, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TB&XH cũng thừa nhận: “Mức độ bao phủ của các chính sách trợ giúp xã hội chưa bao quát được hết các nhóm người cao tuổi gặp khó khăn, sống dưới mức chuẩn nghèo. Trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng xã hội sống tại cộng đồng chỉ bằng 21% so với tiền lương tối thiểu; so với chuẩn nghèo nông thôn mới cũng chỉ bằng 45%. Nhiều người cao tuổi hưởng trợ cấp lại là những người sống trong các gia đình nghèo 15% khó có thể đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu”.

Và khi người Việt thọ nhưng không khỏe sẽ dẫn đến hậu quả gì? Ông Dương Quốc Trọng nhận định: “Do tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm một cách nhanh chóng đồng thời tuổi thọ tăng đã khiến cho dân số cao tuổi gia tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác. Điều này làm cho dân số nước ta già hóa rất nhanh, thậm chí với tốc độ chưa từng có trong lịch sử”. Mà dân số già, như bà Mandeep Janeja, Phó trưởng đại diện của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam cảnh báo: “Hậu quả là Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ “già trước khi giàu” do thu nhập bình quân đầu người mới chỉ ở mức trung bình thấp”. Theo đó, kinh tế sẽ bị tác động về tăng trưởng, tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng, thị trường lao động... và đặc biệt quan trọng là cơ cấu gia đình, sắp xếp cuộc sống, nhà ở và di cư cũng thay đổi một cách phức tạp.

Bởi vậy, để khắc phục tình hình này cũng như cải thiện chất lượng sức khỏe của người cao tuổi, góp phần vào thành tựu của sự phát triển dân số, ông Dương Quốc Trọng cho rằng: “Các ngành, các cấp cùng phải chung tay tham gia chăm sóc người cao tuổi cả về sức khỏe, trí tuệ, tinh thần, đồng thời phát huy vai trò của người cao tuổi bằng cách có những công việc thích hợp để tận dụng được kinh nghiệm, kiến thức, thời gian của người cao tuổi. Cùng với đó là quan tâm, xây dựng chế độ an sinh xã hội tốt cho người già”...

CÁC CHUYÊN GIA Y TẾ ĐÃ KHUYẾN CÁO:


Mỗi ngày nên uống ít nhất 1,5 lít chất lỏng mà phần lớn là nước trong. Tuyệt đối tránh dùng những loại nước uống có hơi. Phải giảm bớt hoặc bỏ hẳn cà phê, rượu và các loại nước uống có chứa đường và caffeine.
Nếu muốn ăn ngọt thì dùng mật ong thay cho đường. Ăn muối thái quá cũng làm hại cho sức khỏe. Thuốc lá và rượu là hai thứ độc hại đưa đến việc rút ngắn tuổi thọ. Tránh những thức ăn có nhiều tinh bột như gạo trắng, bánh mì, bánh ngọt v.v...
 


 

Xuân Bách

Năng lượng Mới số 155, ra ngày 14/9/2012

 

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc