Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: "Nhiều người đang hiểu nhầm về liên thông"

08:41 | 25/01/2013

944 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) – Đó là lời khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga về những kiến trái chiều của dư luận xung quanh Thông tư 55 vừa được Bộ ban hành cách đây không lâu.

>> Bộ GD-ĐT “siết” đào tạo liên thông

>> Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói về đào tạo liên thông

>> Sinh viên “kêu trời” với quy định mới về đào tạo liên thông

>> Dư luận nói về quy định đào tạo liên thông mới

>> Thay đổi quy chế tuyển sinh vào lớp 10: Phải thi viết ba môn

 

Trả lại giá trị thực cho người học

Việc đào tạo liên thông trước đây đã được quy định trong Quyết định 06/2008/QĐ-BGD&ĐT, nhưng sau một thời gian triển khai đã thể hiện nhiều điểm chưa hợp lý và không bao quát được thực tế của đào tạo liên thông hiện nay. Mục đích khi tổ chức thí điểm đào tạo liên thông là giúp người học bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ, rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức, tiền bạc.

Tuy nhiên, trong 10 năm triển khai, đào tạo liên thông đã bị “biến tướng”, nhiều trường đã không tuân thủ các quy định hiện hành, ví như đào tạo liên thông theo hình thức vừa làm vừa học hay đào tạo ngoài cơ sở, ngoài giờ liên kết... nhưng khi tốt nghiệp vẫn cấp bằng ĐH chính quy...

Đồng thời, trong quá trình tổ chức và quản lý đào tạo, nhiều trường đã không tuân thủ chương trình đào tạo đã công bố, không xây dựng và công bố chuẩn đầu ra, không thực hiện đầy đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Hệ đào tạo liên thông đã bị biến tướng rất nhiều.

 

Kết quả khảo sát mới đây của Bộ GD-ĐT cũng cho thấy nhiều trường TC, CĐ, trường nghề còn thay đổi mục tiêu, chương trình đào tạo sát với những trường ĐH có cùng ngành đào tạo để “dễ liên thông”. Những trường này “biến tướng” thành nơi đào tạo “giai đoạn 1”, là “bước đệm” cho ĐH.

Chính vì hình thức đào tạo này đã bị hiểu sai và thực hiện không đúng, dẫn tới nhiều hệ lụy.

Ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết: “Đó là trong xã hội tồn tại 2 loại bằng chính quy: bằng chính quy (với kỳ thi 3 chung), bằng chính quy liên thông, do một trường cấp ra nhưng chất lượng lại hoàn toàn khác nhau. Và hệ lụy lớn nhất mà người học có tấm bằng “chính quy liên thông” phải gánh chịu là bị các cơ quan, doanh nghiệp thẳng thừng từ chối cơ hội việc làm”.

Chính vậy, việc Bộ GD-ĐT ban hành Thông thư 55 với những quy định mới về đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH là cần thiết, nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại, đảm bảo chất lượng đào tạo và quyền lợi của người học. Ông Bùi Anh Tuấn nhấn mạnh: “Các trường phải đào tạo đúng luật, đúng quy định, đúng bản chất của vấn đề, trả cho người học đúng giá trị của họ, để khi họ cầm tấm bằng họ cảm thấy tự hào”.

Không nên hiểu sai về liên thông

Tại Thông tư 55 mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành có nhiều điều khoản, quy định về đào tạo liên thông được siết chặt. Điển hình như, “chỉ những trường đào tạo liên thông chính quy đào tạo tín chỉ mới được thực hiện đào tạo liên thông”; “những trường đào tạo niên chế không được thực hiện liên thông”; và “các học sinh chưa quá 36 tháng từ khi cấp bằng đến khi thi liên thông phải thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ bình thường với kỳ thi “3 chung” vào đại học”...

Tuy nhiên, ngay khi Thông tư này được ban hành, dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều về sự điều chỉnh mạnh tay này của Bộ GD-ĐT. Rất nhiều sinh viên hiện đang học hệ liên thông “kêu trời” và cho rằng quy định này đã “chặn đứng” con đường học chính quy của số sinh viên này.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định :"Học CĐ, TCCN hay học nghề có sức mạnh riêng của nó. Mục tiêu của hệ này không phải để học ĐH mà để làm việc. Sau khi đi làm, nếu thấy cần thiết học tiếp thì sẽ quay lại học ĐH, nếu thấy thi được ngay thì thi chính quy bình thường cùng học sinh phổ thông; nếu muốn thể hiện chuyên môn thì phải có thời gian để tích lũy, và cũng không thể để thời gian ngắn quá được”.

Theo ông, trước đây khi chưa có hệ liên thông, sinh viên theo học tại chức hoặc học ĐH từ đầu. Tuy nhiên từ khi có hệ liên thông, CĐ thì sinh viên chỉ học thêm 2 năm nữa, như vậy quãng thời gian học trước không bị mất đi mà đã được khấu trừ vào thời gian học ĐH sau này. Bộ GD-ĐT đã tạo ra nhiều ưu đãi, điều kiện cho sinh viên thì đầu vào buộc phải đảm bảo.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga: "Chúng ta không thể để tình trạng này kéo dài đến mức mà xã hội xem nó là một hệ không có kiểm soát, không quy định".

 

Thứ trưởng nhấn mạnh: “Nhiều người vẫn hiểu liên thông là một hệ mới, một hệ vừa học vừa làm và ra trường sẽ được cấp bằng chính quy. Với một hệ dễ như vậy, nếu “siết” thi đương nhiên sẽ khiến nhiều người phản đối. Thế nhưng trong luật pháp hiện tại không có văn bản nào quy định về hệ liên thông vừa học vừa làm mà cấp bằng chính quy như chúng ta đã làm thời gian qua. Chúng ta không thể để tình trạng này kéo dài đến mức mà xã hội xem nó là một hệ không có kiểm soát, không quy định”.

Đồng thời, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho rằng không thể để tình trạng sinh viên theo học hệ CĐ hay TCCN, chưa tham gia kỳ thi ĐH bao giờ và hưởng ưu đãi cũng như bằng cấp giống thí sinh thi ĐH chính quy. Điều này sẽ gây ra nhiều bất công trong xét tuyển và chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước cũng không đảm bảo.

Còn theo ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đại học (Bộ GD-ĐT): “Thông tư mới để các trường tồn tại đúng sứ mạng. Các thí sinh phải xác định khi chọn học CĐ, TC... thì mỗi hệ đào tạo có mục tiêu riêng, chuẩn đầu ra riêng, cung cấp lao động riêng cho thị trường nhân lực”.

Thông tư 55 có hiệu lực từ ngày 7/2/2013 nhưng không đồng nghĩa với việc kể từ ngày này sẽ chấm dứt phương thức tổ chức đào tạo liên thông.

Thông tư này quy định chặt chẽ hơn về điều kiện tổ chức, hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký và thẩm quyền quyết định đào tạo liên thông; tuyển sinh và tổ chức đào tạo; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học đào tạo liên thông; nghĩa vụ và quyền của người học; chế độ báo cáo, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm.

Năm học 2013, Bộ GD-ĐT cũng sẽ tiếp tục giảm chỉ tiêu đào tạo vừa học vừa làm (hệ Tại chức), giảm chỉ tiêu đào tạo liên thông chính quy. Chỉ tiêu đào tạo vừa học vừa làm còn 50% tổng chỉ tiêu đào tạo; chỉ tiêu đào tạo liên thông chính quy nằm trong tổng chỉ tiêu đào tạo chính quy mà không vượt quá 20% tổng chỉ tiêu đào tạo chính quy do nhà trường xác định theo quy định.

 

Khánh An

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

(PetroTimes) - Đợt khảo sát tháng 3/2024, đoàn thám hiểm hang động Anh - Việt đã ghi nhận thêm 22 hang động mới và 3 hang động khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.